Hai tỉnh nào từng được sáp nhập rồi lại tách ra?

Địa giới hành chính các tỉnh thành ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay có nhiều thay đổi, trong đó những lần sáp nhập tỉnh rồi lại tách ra.

1. Tỉnh Sông Bé được sáp nhập từ hai tỉnh nào?

Bình Dương - Tây Ninh

0%

Bình Dương - Bình Phước

0%

Đồng Nai - Bình Dương

0%

Chính xác

Tỉnh Sông Bé được thành lập ngày 2/7/1976 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương (chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Thủ Dầu Một), Bình Phước (do chính quyền cách mạng sáp nhập hai tỉnh Bình Long, Phước Long tồn tại trước đó) và 3 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa của huyện Thủ Đức. Khi mới thành lập, tỉnh Sông Bé có 14 huyện gồm: Bến Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Châu Thành, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Dĩ An, Đồng Xoài, Hớn Quản, Lái Thiêu, Lộc Ninh, Phú Giáo, Phước Bình, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một.

Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.

2. Sau sáp nhập, tỉnh Sông Bé lại được tách thành tỉnh Bình Dương và Bình Phước vào năm nào?

1995

0%

1996

0%

1997

0%

Chính xác

Ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Sông Bé để tái lập tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

Tỉnh Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An (ngày nay bao gồm 5 thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng). Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.

Tỉnh Bình Phước gồm 5 huyện: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long (ngày nay bao gồm thành phố Đồng Xoài, 3 thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành và 8 huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng). Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước

3. Tỉnh Bình Dương hiện có mấy thành phố?

3

0%

4

0%

5

0%

Chính xác

Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 5 thành phố và 4 huyện.

5 thành phố: Thủ Dầu Một, Bến Cát, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên

4 huyện: Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo.

4. Thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương đứng thứ mấy cả nước?

1

0%

2

0%

3

0%

Chính xác

Bình Dương là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước với 8,29 triệu đồng/người/tháng tính đến năm 2023 theo số liệu từ Tổng cục thống kê. Trong khi đó, con số này ở TPHCM là 6,51 triệu đồng/người/tháng. Ở Đồng Nai là 6,57 triệu đồng/người/tháng. Hà Nội là 6,86 triệu đồng/người/tháng.

5. Tỉnh Nghệ Tĩnh tồn tại trong thời gian bao nhiêu năm?

10

0%

15

0%

20

0%

0%

Chính xác

Nghệ Tĩnh là một tỉnh cũ thuộc vùng Bắc Trung Bộ tồn tại từ năm 1976-1991. Ngày 27/12/1975, Quốc hội ban hành nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh để tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

6. Nghệ An đứng thứ mấy cả nước về diện tích?

1

0%

2

0%

3

0%

Chính xác

Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước. Số liệu từ tổng cục thống kê năm 2023, diện tích của Nghệ An là 16.486,5km2. Theo niên giám thống kê năm 2023, dân số trung bình của tỉnh Nghệ An năm 2022 là 3.419.989 người. Mật độ dân số 207 người/km². Trong đó, dân số thành thị là 530.452 người, chiếm 15,51%; dân số nông thôn là 2.889.537 người, chiếm 84,49%; dân số nam là 1.711.827 người, chiếm 50,05%; dân số nữ là 1.708.162 người, chiếm 49,95%. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông, Ơ Đu... cùng sinh sống.

Lê Huyền

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/2-tinh-nao-tung-duoc-sap-nhap-roi-lai-tach-ra-2348537.html
Zalo