Hai thành phố tỉnh lỵ nào gần nhau nhất ở miền Bắc?

Hai thành phố tỉnh lỵ này chỉ cách nhau khoảng 20km, gần nhất trong số các tỉnh lỵ miền Bắc của Việt Nam.

1. Hai thành phố tỉnh lỵ nào gần nhau nhất?

Thành phố Nam Định - Thành phố Thái Bình

0%

Thành phố Phủ Lý - Thành phố Hưng Yên

0%

Thành phố Bắc Ninh - Thành phố Bắc Giang

0%

Thành phố Việt Trì - Thành phố Vĩnh Yên

0%

Chính xác

Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh cùng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Tỉnh lỵ của hai tỉnh này chỉ cách nhau khoảng 20km, gần nhau nhất trong số các tỉnh lỵ ở nước ta. Trong khi đó, khoảng cách từ thành phố Bắc Ninh đến thành phố Bắc Giang khoảng 23km; từ thành phố Hưng Yên đến thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khoảng 30km; từ thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đến thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) khoảng 35km.

2. Đây là hai tỉnh miền Bắc không có núi, đúng hay sai?

Đúng

0%

Sai

0%

Chính xác

Thái Bình và Hưng Yên mới là hai tỉnh miền Bắc không có núi. Thái Bình là một tỉnh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư. Mạng lưới sông ngòi ở đây chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển.

Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có núi. Tại Nam Định, một số ít đồi núi thấp tập trung ở phía Tây Bắc như Ngô Xá, Bảo Đài…

3. Thái Bình có đặc sản gì?

Bánh giò

0%

Bánh gai

0%

Bánh mì cay

0%

Bánh cáy

0%

Chính xác

Bánh cáy làng Nguyễn từng là đặc sản tiến vua của người dân Thái Bình. Tên gọi của bánh cáy bắt nguồn từ hạt nếp vàng đem ngâm, trộn gấc đỏ đồ xôi, sau đó ép dẻo, xắt hạt lựu rồi đem phơi khô… có màu vàng hệt như trứng con cáy.

Bánh cáy ngon khi vừa đủ độ dẻo, ngọt, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi, cắn miếng bánh thấy mứt bí, gừng tươi cay nồng. Qua thời gian, bánh cáy trở thành một đặc sản, một biểu tượng văn hóa ẩm thực của vùng quê lúa Thái Bình.

4. Hai địa danh nào của tỉnh Nam Định được in trên đồng tiền 100 đồng và 2000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Chùa Cổ Lễ - Nhà máy Dệt Nam Định

0%

Chùa Cổ Lễ - Bảo tàng Dệt Nam Định

0%

Tháp Phổ Minh - Bảo tàng Dệt Nam Định

0%

Tháp Phổ Minh - Nhà máy Dệt Nam Định

0%

Chính xác

Tờ tiền 2.000 đồng được phát hành cùng ngày với tờ 1.000 đồng, vào 20/10/1989. Mặt sau của tờ tiền được in hình ảnh những nữ công nhân đang làm việc tại Nhà máy Dệt Nam Định. Đây từng được xem là nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương, xây dựng từ cuối thế kỷ XIX bởi người Pháp.

Cùng với Nhà máy Dệt, Chùa Phổ Minh hay chùa Tháp được in trên đồng tiền mệnh giá 100 đồng. Hiện tờ tiền này không còn được phát hành. Chùa Phổ Minh là ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, cách thành phố Nam Định khoảng 5km. Năm 2012, chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

5. Nam Định là quê hương của các vị vua nào?

0%

Trần

0%

Nguyễn

0%

0%

Chính xác

Nam Định là quê hương của các vị vua Trần. Hiện nay, khu di tích đền Trần gồm ba công trình kiến trúc chính được xây dựng trên nền cung điện cũ là đền Thiên Trường (hay đền Thượng); đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trong đó, đền Thiên Trường đặt bài vị thờ 14 vua Trần; đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến; đền Trùng Hoa có tượng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần, bài vị thờ hội đồng các quan.

Hàng năm tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - chùa Phổ Minh có hai kỳ lễ hội là lễ Khai ấn đầu xuân (15 tháng Giêng âm lịch) và lễ hội tháng Tám (ngày 15-20 tháng 8 âm lịch) để tưởng nhớ công lao các vua Trần và anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/hai-thanh-pho-tinh-ly-nao-gan-nhau-nhat-2342968.html
Zalo