Hà Nội: Vận hành 17 xe buýt điện tuyến Mỹ Đình - Gia Lâm

Ngày 18/4, Công ty CP Xe điện Hà Nội đưa vào vận hành tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - bến xe Gia Lâm), đưa tổng số tuyến xe điện tại Hà Nội lên 15 tuyến. Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ khai thác 100% xe buýt điện.

Clip các đại biểu trải nghiệm xe buýt điện tuyến số 34 trong ngày khai trương.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quang Huy - Bí thư Đảng ủy Công ty CP Xe điện Hà Nội - cho biết, nhằm đáp ứng yêu cầu của lộ trình chuyển đổi phương tiện vận tải công cộng sang sử dụng năng lượng sạch của thành phố, công ty đã chủ động triển khai đầu tư, chuẩn bị cơ sở hạ tầng và phương tiện, đảm bảo đầy đủ điều kiện kỹ thuật để đưa 17 xe buýt điện vào khai thác trên tuyến số 34 từ ngày 18/4.

"Việc đưa tuyến buýt điện này vào hoạt động không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đô thị bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường", ông Huy nói.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các đại biểu cắt băng khai trương tuyến buýt điện số 34.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội và các đại biểu cắt băng khai trương tuyến buýt điện số 34.

Sau lễ khai trương, tuyến buýt điện số 34 đã đi vào hoạt động và chở khách chạy trên lộ trình bến xe Mỹ Đình - bến xe Gia Lâm, tuyến buýt đón trả khách trên các tuyến phố: Phạm Hùng - Phạm Hùng - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hè trước tường rào trường Đại học Giao thông vận tải) - Kim Mã - Liễu Giai - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật (đường trên) - Quay đầu trước phố Hàng Khoai - Trần Nhật Duật (đường dưới) - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi phương tiện vận tải đô thị theo định hướng phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (áo xanh)...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền (áo xanh)...

... cùng các đại biểu trải nghiệm xe buýt điện tuyến số 34 trong ngày khai trương.

... cùng các đại biểu trải nghiệm xe buýt điện tuyến số 34 trong ngày khai trương.

"Việc thay thế phương tiện xe truyền thống sang xe điện trên tuyến buýt số 34 là tiền đề để Công ty CP xe điện Hà Nội triển khai các bước tiếp theo trong kế hoạch chuyển đổi phương tiện góp phần vào công cuộc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của thành phố" - ông Quyền nói.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội mong muốn sự hợp tác của các doanh nghiệp trong nước đồng hành để cùng nhau phát triển, nhận thức được trách nhiệm với toàn xã hội; làm sao để cung cấp xe đảm bảo chất lượng và tạo được thương hiệu Việt với giá cả phù hợp.

17 xe buýt điện số 34 chính thức đi vào khai thác ngày 18/4.

17 xe buýt điện số 34 chính thức đi vào khai thác ngày 18/4.

"Khi chúng ta chuyển đổi các phương tiện giao thông sang xe điện thì chắc chắn các tuyến phố nội đô sẽ có không gian xanh, yên bình, sạch sẽ, rất tốt cho sức khỏe của người dân. Thành phố phấn đấu tới năm 2030 cơ bản chuyển đổi các phương tiện xe buýt truyền thống sang phương tiện sử dụng năng lượng xanh", ông Quyền thông tin.

Hiện nay, Hà Nội đã có 15 tuyến xe buýt điện với hơn 200 xe điện. Theo kế hoạch đến năm 2030, toàn thành phố sẽ đạt 70% xe buýt chạy điện và đạt 100% năm 2035.

Phùng Linh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ha-noi-van-hanh-17-xe-buyt-dien-tuyen-my-dinh-gia-lam-post1734724.tpo
Zalo