Hà Nội tổ chức diễn đàn truyền cảm hứng học tập suốt đời

Ngày 26/4, tại Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức diễn đàn 'Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng'.

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa tham dự diễn đàn.

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa tham dự diễn đàn.

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời

Sự kiện có tham dự của ông Jonathan Wallace Baker - Trưởng Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Trương Anh Dũng - Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, Bộ GD&ĐT; đại diện Ban Tuyên giáo và Dân vận trung ương, lãnh đạo các đơn vị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các thầy cô giáo, các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, trí tuệ nhân tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng yêu cầu mỗi người dân không chỉ có kiến thức chuyên môn, mà còn phải có khả năng học tập không ngừng, thích ứng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới và đóng góp tích cực cho cộng đồng.

Với chủ đề “Học tập suốt đời để trở thành người hữu dụng”, diễn đàn không chỉ là hoạt động thiết thực hưởng ứng mục tiêu xây dựng Hà Nội là Thành phố học tập toàn cầu, mà còn là dịp để cùng chia sẻ, trao đổi, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm lan tỏa tinh thần học tập suốt đời đến mọi tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng xã hội học tập tại Thủ đô Hà Nội.

 Tiết mục văn nghệ chào mừng sự kiện.

Tiết mục văn nghệ chào mừng sự kiện.

 Ban nhạc học sinh Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa trình diễn hòa tấu "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ".

Ban nhạc học sinh Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa trình diễn hòa tấu "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ".

 ông Trương Anh Dũng - Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên đại diện Bộ GD&ĐT dự chương trình.

ông Trương Anh Dũng - Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên đại diện Bộ GD&ĐT dự chương trình.

Chia sẻ về chủ đề diễn đàn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh: Khái niệm "người hữu dụng" trong bối cảnh hiện nay không chỉ là người có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp mà là người sống có trách nhiệm, biết học hỏi, hợp tác, biết vận dụng những điều đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn và phục vụ cộng đồng.

Học tập suốt đời là con đường giúp mỗi người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, phát huy tối đa năng lực bản thân, từ đó đóng góp tích cực cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Mục tiêu xây dựng xã hội học tập luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo sát sao với nhiều chính sách và chương trình hành động cụ thể. Thành phố đã triển khai đồng bộ Đề án xây dựng xã hội học tập, xây dựng trường học hạnh phúc, phát triển mạnh mẽ các trung tâm học tập cộng đồng, chuyển đổi số trong giáo dục và thúc đẩy phong trào học tập trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng.

Ngành GD&ĐT Hà Nội xác định rõ vai trò tiên phong trong việc lan tỏa tinh thần học tập suốt đời. Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, chú trọng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng sống và học tập suốt đời cho học sinh.

 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu khai mạc diễn đàn.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu khai mạc diễn đàn.

 Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khẳng định học tập thường xuyên là xu thế toàn cầu.

Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khẳng định học tập thường xuyên là xu thế toàn cầu.

Diễn đàn là dịp để Hà Nội khẳng định cam kết xây dựng xã hội học tập, mong muốn được nghe những ý kiến tâm huyết, những sáng kiến khả thi, những mô hình hiệu quả từ các nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ sở giáo dục, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng để cùng tháo gỡ khó khăn, mở rộng con đường học tập của mỗi mỗi người dân Thủ đô, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Trần Thế Cương khẳng định, học tập suốt đời không phải là khẩu hiệu mà phải là phương châm sống, là nét văn hóa trong mỗi người dân Hà Nội. Trong hành trình này, mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng, mỗi người dân đều có vai trò và trách nhiệm. Sở GD&ĐT Hà Nội cam kết tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu, điều phối và tổ chức triển khai các hoạt động học tập suốt đời thiết thực, hiệu quả.

 Diễn đàn là dịp để Hà Nội khẳng định cam kết xây dựng xã hội học tập.

Diễn đàn là dịp để Hà Nội khẳng định cam kết xây dựng xã hội học tập.

 Học sinh Hà Nội lan tỏa tinh thần học tập suốt đời.

Học sinh Hà Nội lan tỏa tinh thần học tập suốt đời.

Học tập thường xuyên là xu thế toàn cầu

Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khẳng định học tập thường xuyên là xu thế toàn cầu và ủng hộ Hà Nội trở thành thành viên mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO. Những năm qua, thành phố đã có tầm nhìn chiến lược và cam kết bền bỉ trong việc thúc đẩy học tập suốt đời, phù hợp với chiến lược quốc gia về xây dựng xã hội học tập.

Bày tỏ quyết tâm của lãnh đạo thành phố về việc xây dựng Hà Nội trở thành thành viên mạng lưới ”Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà khẳng định: Với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, Hà Nội luôn xác định giáo dục và phát triển con người là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Diễn đàn “Học tập suốt đời để trở thành những người hữu dụng” thể hiện tinh thần, sự hưởng ứng của dân nhân Thủ đô nói chung và của ngành GD-ĐT Hà Nội nói riêng về việc học tập suốt đời. Đồng thời, diễn đàn cũng là sáng kiến cụ thể nhằm thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả kế hoạch về xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập” theo định hướng của UNESCO.

 Điểm nhấn xúc động và đầy ý nghĩa của chương trình là phần đàm thoại cùng ba nhân vật truyền cảm hứng học tập suốt đời.

Điểm nhấn xúc động và đầy ý nghĩa của chương trình là phần đàm thoại cùng ba nhân vật truyền cảm hứng học tập suốt đời.

 Anh Phạm Quang Giang, 40 tuổi, học viên khiếm thị, đang học lớp 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ tại chương trình.

Anh Phạm Quang Giang, 40 tuổi, học viên khiếm thị, đang học lớp 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ tại chương trình.

 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng hoa chúc mừng các nhân vật "truyền cảm hứng học tập suốt đời".

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng hoa chúc mừng các nhân vật "truyền cảm hứng học tập suốt đời".

Điểm nhấn xúc động và đầy ý nghĩa của chương trình là phần đàm thoại cùng ba nhân vật truyền cảm hứng học tập suốt đời đã được vinh danh trong chương trình Việc tử tế, được nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT. Đó là câu chuyện của cô Phạm Thị Huyền (quận Thanh Xuân, Hà Nội), người mở lớp học xóa mù chữ cho học sinh cơ nhỡ, thiệt thòi trong suốt 30 năm qua.

Câu chuyện của anh Phạm Quốc Việt, 38 tuổi, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân đã đem đến nhiều cảm xúc cho học sinh khi chia sẻ câu chuyện về việc sáng lập đội cứu hộ không thu phí vào năm 2019 và tham gia cứu hộ nhiều vụ cháy lớn.

Đó còn là câu chuyện xúc động của anh Phạm Quang Giang, 40 tuổi, học viên khiếm thị, đang học lớp 10 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm). Vượt qua khó khăn bệnh tật, anh đã nối lại hành trình tìm kiếm tri thức sau gần 20 năm ngắt quãng và truyền lửa sự ham học hỏi của mình tới những người xung quanh.

 Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa trao gửi thông điệp "học tập suốt đời".

Học sinh Trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa trao gửi thông điệp "học tập suốt đời".

 Các đại biểu và các em học sinh thực hiện nghi thức gửi thông điệp "học tập suốt đời".

Các đại biểu và các em học sinh thực hiện nghi thức gửi thông điệp "học tập suốt đời".

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

 Các đại biểu tham quan khu trưng bày sách.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày sách.

Tiếp nối chương trình là tiết mục giới thiệu sách hay do thầy cô và học sinh nhà trường dàn dựng, giới thiệu tác phẩm “Bí ẩn của làn nước” của nhà văn Bảo Ninh. Dưới ngòi bút giàu cảm xúc, câu chuyện không chỉ khơi gợi ký ức chiến tranh và thiên tai, mà còn khắc họa tinh thần nhân văn sâu sắc, truyền tải thông điệp “Đọc sách chính là cách học tập tốt nhất".

Diễn đàn khép lại trong giai điệu rộn ràng của bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Tại khu vực “Cây thông điệp học tập”, các đại biểu, thầy cô và học sinh cùng treo những thông điệp đã viết lời nguyện ước và suy ngẫm về học tập, hành động này như một cách gửi gắm mong muốn cố gắng hơn của mỗi người, gửi gắm niềm tin vào tương lai.

Vân Anh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ha-noi-to-chuc-dien-dan-truyen-cam-hung-hoc-tap-suot-doi-post728849.html
Zalo