Hà Nội thay đổi ra sao sau 70 năm giải phóng

Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 chia làm nhiều cánh lớn, hành quân tiến vào Hà Nội trong niềm hân hoan chào đón của 20 vạn người dân. Cùng sống lại những khoảnh khắc hào hùng ngày giải phóng Thủ đô qua chùm ảnh Hà Nội sau 70 năm giải phóng.

Sáng 10/10/1954, giữa rừng cờ hoa phấp phới, đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. Phố Hàng Đào xưa nổi tiếng với nghề tơ lụa, vải vóc, ngày nay, Hàng Đào là con phố khang trang, mua bán tấp nập.

Sáng 10/10/1954, giữa rừng cờ hoa phấp phới, đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. Phố Hàng Đào xưa nổi tiếng với nghề tơ lụa, vải vóc, ngày nay, Hàng Đào là con phố khang trang, mua bán tấp nập.

Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Bốt Hàng Trống (nơi làm việc của lực lượng cảnh sát Pháp). Giờ đây, Bốt Hàng Trống là trụ sở của Công an quận Hoàn Kiếm.

Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Bốt Hàng Trống (nơi làm việc của lực lượng cảnh sát Pháp). Giờ đây, Bốt Hàng Trống là trụ sở của Công an quận Hoàn Kiếm.

Lá Quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày giải phóng Thủ đô. Sau 70 năm, Cột cờ Hà Nội trở thành 'chứng nhân lịch sử' cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến.

Lá Quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày giải phóng Thủ đô. Sau 70 năm, Cột cờ Hà Nội trở thành 'chứng nhân lịch sử' cho sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô trong thời kỳ kháng chiến.

Hồ Gươm sau 70 năm.

Hồ Gươm sau 70 năm.

Các đơn vị Đại đoàn 308 tiến vào khu vực ngã năm bờ hồ, nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sáng 10/10/1954.

Các đơn vị Đại đoàn 308 tiến vào khu vực ngã năm bờ hồ, nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, sáng 10/10/1954.

Ngày nay, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi vui chơi, giải trí nhộn nhịp bậc nhất Thủ đô. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện, chương trình lớn của Hà Nội.

Ngày nay, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi vui chơi, giải trí nhộn nhịp bậc nhất Thủ đô. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện, chương trình lớn của Hà Nội.

Cách đây 70 năm, Ủy ban Quân chính ra mắt nhân dân tại Nhà hát Lớn.

Cách đây 70 năm, Ủy ban Quân chính ra mắt nhân dân tại Nhà hát Lớn.

Chợ Đồng Xuân ngày ấy và bây giờ.

Chợ Đồng Xuân ngày ấy và bây giờ.

Những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên.

Những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên.

Cầu Long Biên đã hơn 120 năm tuổi, là biểu tượng, niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên đã hơn 120 năm tuổi, là biểu tượng, niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội.

Một đơn vị quân đội tiếp quản nhà tù Hỏa Lò ngày 9/10/1954. Nay di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử thu hút nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế.

Một đơn vị quân đội tiếp quản nhà tù Hỏa Lò ngày 9/10/1954. Nay di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm và tìm hiểu lịch sử thu hút nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế.

Ảnh tư liệu: TTXVN - Ảnh 2024: Lê Trung

Lê Vượng - Lê Trung

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/ha-noi-thay-doi-ra-sao-sau-70-nam-giai-phong-post1680192.tpo
Zalo