Hà Nội một thời qua ống kính của Thomas Billhardt

Những tấm ảnh chụp Việt Nam thập niên 1960 - 1970 đã khiến nhiếp ảnh gia người Đức Thomas Billhardt nổi tiếng khắp thế giới, trong đó nhiều ảnh chụp thủ đô Hà Nội.

Là một phóng viên ảnh, Thomas Billhardt đã đi khắp thế giới với tư cách đại diện của các cơ quan nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các thông tấn xã và UNICEF. Ông ghi lại hình ảnh của các điểm nóng trên thế giới thời bấy giờ như Việt Nam, Cuba, Bangladesh, Chile, Guinea, Indonesia, Campuchia, Mozambique… Ở Việt Nam, tác giả vẫn có thể bắt gặp nụ cười của người dân Hà Nội, dù họ đang sống những ngày tháng gian khó.

Là một phóng viên ảnh, Thomas Billhardt đã đi khắp thế giới với tư cách đại diện của các cơ quan nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức, các thông tấn xã và UNICEF. Ông ghi lại hình ảnh của các điểm nóng trên thế giới thời bấy giờ như Việt Nam, Cuba, Bangladesh, Chile, Guinea, Indonesia, Campuchia, Mozambique… Ở Việt Nam, tác giả vẫn có thể bắt gặp nụ cười của người dân Hà Nội, dù họ đang sống những ngày tháng gian khó.

 Lần đầu tới Hà Nội năm 1967, Thomas Billhardt choáng ngợp trước sự tàn khốc của chiến tranh. Ông bắt gặp những hố bom còn mới ở sân bay; nhìn thấy những cánh cửa sổ vỡ vụn vì bom đạn; giật mình khi lần đầu nghe tiếng còi báo động vang lên và bất ngờ trước hàng loạt hầm trú ẩn dày đặc trên đường.

Lần đầu tới Hà Nội năm 1967, Thomas Billhardt choáng ngợp trước sự tàn khốc của chiến tranh. Ông bắt gặp những hố bom còn mới ở sân bay; nhìn thấy những cánh cửa sổ vỡ vụn vì bom đạn; giật mình khi lần đầu nghe tiếng còi báo động vang lên và bất ngờ trước hàng loạt hầm trú ẩn dày đặc trên đường.

 Sách Hà Nội 1967-1975 bao gồm những bức ảnh được Thomas Billhardt chụp lại trong sáu chuyến đi Việt Nam từ năm 1967-1975. Dưới ống kính của mình, Thomas không chỉ ghi lại sự tàn khốc của chiến tranh mà cả lòng dũng cảm, sự lạc quan yêu đời của con người Hà Nội.

Sách Hà Nội 1967-1975 bao gồm những bức ảnh được Thomas Billhardt chụp lại trong sáu chuyến đi Việt Nam từ năm 1967-1975. Dưới ống kính của mình, Thomas không chỉ ghi lại sự tàn khốc của chiến tranh mà cả lòng dũng cảm, sự lạc quan yêu đời của con người Hà Nội.

 Thomas Billhardt chụp sân vận động Hàng Đẫy năm 1975. Ông thấy mình có trách nhiệm phải giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, một Việt Nam rất lạ lẫm trong con mắt người nước ngoài.

Thomas Billhardt chụp sân vận động Hàng Đẫy năm 1975. Ông thấy mình có trách nhiệm phải giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, một Việt Nam rất lạ lẫm trong con mắt người nước ngoài.

 "Nhiệm vụ của tôi là phải tiếp tục trưng bày những tấm ảnh chụp Việt Nam để cả thế giới biết được Việt Nam thực sự như thế nào. Để họ hiểu, yêu Việt Nam như chính tôi yêu Việt Nam", Thomas Billhardt chia sẻ trong buổi ra mắt sách Hà Nội 1967-1975 hồi tháng 11/2020.

"Nhiệm vụ của tôi là phải tiếp tục trưng bày những tấm ảnh chụp Việt Nam để cả thế giới biết được Việt Nam thực sự như thế nào. Để họ hiểu, yêu Việt Nam như chính tôi yêu Việt Nam", Thomas Billhardt chia sẻ trong buổi ra mắt sách Hà Nội 1967-1975 hồi tháng 11/2020.

Nhiếp ảnh gia người Đức chụp một hàng phố Hà Nội. Thomas Billhardt chú trọng tới sự “chân thực” của nhiếp ảnh và tính độc lập của nhiếp ảnh gia; mọi hình ảnh đều sẽ hiện lên sống động, trần trụi nhất chứ không thiên vị bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào.

Nhiếp ảnh gia người Đức chụp một hàng phố Hà Nội. Thomas Billhardt chú trọng tới sự “chân thực” của nhiếp ảnh và tính độc lập của nhiếp ảnh gia; mọi hình ảnh đều sẽ hiện lên sống động, trần trụi nhất chứ không thiên vị bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào.

 Ở Thomas Billhardt, ta thấy một nhiếp ảnh gia đồng cảm sâu sắc với chính nhân vật, chủ thể trong bức ảnh mà ông ghi lại. Phong cách của ông hòa trộn sự thấu cảm và tình đoàn kết xuyên biên giới.

Ở Thomas Billhardt, ta thấy một nhiếp ảnh gia đồng cảm sâu sắc với chính nhân vật, chủ thể trong bức ảnh mà ông ghi lại. Phong cách của ông hòa trộn sự thấu cảm và tình đoàn kết xuyên biên giới.

 Một em nhỏ sau giờ tan trường qua ống kính của Thomas Billhardt. Qua góc nhìn của mình, ông đã khắc họa chân dung, hy vọng, cảm xúc và cả những khoảnh khắc riêng tư của con người ở thành phố và làng quê Việt Nam.

Một em nhỏ sau giờ tan trường qua ống kính của Thomas Billhardt. Qua góc nhìn của mình, ông đã khắc họa chân dung, hy vọng, cảm xúc và cả những khoảnh khắc riêng tư của con người ở thành phố và làng quê Việt Nam.

Phong Khang

Ảnh: Sách Hà Nội 1967-1975

Nguồn Znews: https://znews.vn/ha-noi-mot-thoi-qua-ong-kinh-cua-thomas-billhardt-post1527094.html
Zalo