Hà Nội: Hơn 8.000 người tổng duyệt Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

Sáng 5/10, hơn 8.000 người đã tham gia lễ tổng duyệt Ngày hội Văn hóa vì hòa bình dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu 'Thành phố vì hòa bình'.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" sẽ khai mạc chính thức vào 7h sáng ngày 6/10. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.

Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế.

"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" quy tụ giao lưu lớn nhất giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ và nhân dân đại diện cho 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô. Chương trình được chia làm ba phần chính: Ký ức Hà Nội, Dòng chảy di sản, Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo.

Ghi nhận của Người Đưa Tin, buổi tổng duyệt diễn ra nghiêm trang, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

Đặc biệt, sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Ghi nhận của Người Đưa Tin, tại khu vực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) những mô hình được phục dựng tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954.

Ghi nhận của Người Đưa Tin, tại khu vực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) những mô hình được phục dựng tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954.

Buổi tổng duyệt diễn ra nghiêm trang, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

Buổi tổng duyệt diễn ra nghiêm trang, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Sân khấu chính được dàn dựng công phu, tái hiện 60 ngày đêm chiến đấu trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.

Nghi lễ chào cờ đặc biệt, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng…

Nghi lễ chào cờ đặc biệt, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng…

Chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, làm sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, làm sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Buổi tổng duyệt tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

Buổi tổng duyệt tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, làm sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, làm sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tại lễ tổng duyệt, các nghệ nhân, nhân dân trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cùng các loại hình nghệ thuật dân gian như múa sênh tiền, múa Bài Bông, Ải Lao, múa rồng Giảo Long, chèo tàu Tổng Gối.

Tại lễ tổng duyệt, các nghệ nhân, nhân dân trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cùng các loại hình nghệ thuật dân gian như múa sênh tiền, múa Bài Bông, Ải Lao, múa rồng Giảo Long, chèo tàu Tổng Gối.

Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng mang lại một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng mang lại một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.

Đáng chú ý, hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã, tham gia tổng duyệt các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô.

Đáng chú ý, hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã, tham gia tổng duyệt các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận, cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô.

Ngày hội "Văn hóa vì Hòa bình” sẽ khai mạc chính thức vào 7h sáng ngày 6/10.

Ngày hội "Văn hóa vì Hòa bình” sẽ khai mạc chính thức vào 7h sáng ngày 6/10.

Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

Nguyễn Hữu Thắng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ha-noi-hon-8000-nguoi-tong-duyet-ngay-hoi-van-hoa-vi-hoa-binh-204241005112243873.htm
Zalo