Grab - dấu ấn 10 năm góp phần phát triển kinh tế số ở Việt Nam

Bắt đầu với dịch vụ GrabTaxi vào năm 2014, sau 10 năm, Grab đã phát triển thành 'siêu' ứng dụng, góp phần mang lợi ích kinh tế số đến với nhiều người dân Việt Nam.

“Mở khóa” lợi ích của nền kinh tế số

Năm 2014, Grab đặt chân vào Việt Nam khi khái niệm “ứng dụng đặt xe công nghệ” còn xa lạ với nhiều người.

“Thời ấy thì mấy ai biết đặt xe công nghệ là gì đâu. Mọi người đi xe buýt, gọi taxi qua tổng đài. Khi cần gấp thì đứng trên vỉa hè “vẫy” taxi, hay “bắt” tạm bác xe ôm đang chờ khách ngay góc ngã tư mà đi thôi”, chị Phương Linh (43 tuổi, Hà Nội) chia sẻ. Hành khách khó biết trước giá cả, lộ trình di chuyển còn tài xế thì phải “chực chờ” không biết khi nào mới có khách.

Với các bác tài, việc phải chờ đợi hàng giờ mà có khi không nhận được bất cứ cuốc xe nào, cũng không biết hành khách cần mình đang ở đâu,... khiến cho cơ hội thu nhập của họ bị hạn chế. Từ đây, lần lượt dịch vụ GrabTaxi, GrabBike và GrabCar ra đời, như lời giải cho những khó khăn trong di chuyển của người dân.

Hành khách giờ đây có thể biết trước giá cước, lộ trình di chuyển,... Trong khi các tài xế công nghệ được đào tạo bài bản để sử dụng công nghệ, phục vụ hành khách, hoạt động đa dạng dịch vụ để gia tăng cơ hội thu nhập.

Grab đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều người dân. Ảnh: Grab

Grab đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của nhiều người dân. Ảnh: Grab

Không dừng lại ở dịch vụ di chuyển, qua những chuyến đi thực địa, ứng dụng này cũng phát hiện ra nhiều nhu cầu chưa từng được “chạm tới” của người dân. Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, người tiêu dùng có xu hướng gia tăng nhu cầu mua sắm online, đặt đồ ăn trực tuyến. Trong khi đó, những hàng quán nhỏ, tiệm tạp hóa cũng phải đối mặt với nhiều bài toán khó như tiếp cận khách hàng mới ngoài khu vực lân cận, đội ngũ nhân sự hạn chế, không có nhiều kiến thức trong việc quảng bá thương hiệu,...

GrabFood và GrabMart ra đời từ những nhu cầu thực tế ấy. Với mục tiêu không chỉ mang đến những bữa ăn ngon, nhu cầu mua sắm thiết yếu cho người dùng, các dịch vụ này còn mở ra cơ hội phát triển kinh doanh cho tiểu thương trong thời đại công nghệ.

Hệ sinh thái đa dịch vụ không ngừng mở rộng

Ứng dụng gọi xe 10 năm trước nay đã phát triển thành siêu ứng dụng với hơn 15 loại hình dịch vụ, từ di chuyển, giao nhận đồ ăn, đến vận chuyển hàng hóa,... Nhờ nền tảng đa dịch vụ, các đối tác tài xế cũng có nhiều cơ hội thu nhập hơn. Những cải tiến công nghệ như Bản đồ nhiệt dự đoán những khu vực có nhu cầu dịch vụ cao, Gợi ý lộ trình tự động đến những khu vực cao điểm gần với đối tác tài xế nhất... cũng góp phần giúp các bác tài tối đa hóa hiệu quả từng phút hoạt động trên nền tảng.

So với ngày đầu ra mắt dịch vụ GrabBike vào năm 2014, tính trung bình trong năm 2024 đối tác tài xế Grab 2 bánh có số chuyến xe tăng thêm đến 30% trong một giờ trực tuyến trên nền tảng.

 Đối tác tài xế có thêm cơ hội thu nhập nhờ nền tảng đa dạng dịch vụ mà Grab đang cung cấp. Ảnh: Grab

Đối tác tài xế có thêm cơ hội thu nhập nhờ nền tảng đa dạng dịch vụ mà Grab đang cung cấp. Ảnh: Grab

Với các đối tác nhà hàng, ngoài tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng trên nền tảng, họ cũng có thể quảng bá thương hiệu của mình qua GrabAds, bằng việc chủ động tạo chiến dịch tiếp thị phù hợp. Grab cũng triển khai nhiều sáng kiến, điển hình như “Voucher Nhà hàng” để các cửa hàng này có cơ hội thu hút khách hàng đến dùng bữa tại quán.

Thấu hiểu được khó khăn của nhiều đối tác, Grab đã tích cực hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tài chính để giúp đối tác tài xế và đối tác thương nhân tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, thuận lợi nhất.

“Thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính của Grab mà chú có thêm chi phí sắm sửa thiết bị gia dụng trong nhà, nâng cấp cái xe máy - cái cần câu cơm để kiếm đủ tiền lo cho con trai hoàn thành ước mơ trở thành bác sĩ”, chú Nguyễn Minh Hùng (63 tuổi, TP.HCM), đối tác tài xế hai bánh, chia sẻ.

Những đóng góp cho cộng đồng

Trong một thập kỷ hoạt động tại Việt Nam, Grab cũng triển khai hàng loạt sáng kiến và chiến dịch hỗ trợ cộng đồng, giúp đỡ các hoàn cảnh đang gặp khó khăn. Điển hình như dự án “Xây cầu đến lớp” được triển khai trong giai đoạn 2020-2024, do Grab phối hợp cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam. Dự án đã đưa vào hoạt động 8 cầu dân sinh tại các tỉnh Vĩnh Long, Hà Giang, Tiền Giang, Quảng Trị và Lai Châu. Những cây cầu này đã giúp hơn 7.000 học sinh và người dân đi lại an toàn, đặc biệt trong mùa mưa lũ.

 Công trình cầu Phú Thạnh A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trong 8 cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp”. Ảnh: Grab

Công trình cầu Phú Thạnh A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) là một trong 8 cây cầu thuộc dự án “Xây cầu đến lớp”. Ảnh: Grab

Bên cạnh đó, thông qua hợp tác với các Bộ ban ngành, Grab triển khai dự án GrabConnect. Nhờ mạng lưới giao thương rộng lớn trong hệ sinh thái, từ đối tác nhà hàng GrabFood, cửa hàng GrabMart, đến tiểu thương sử dụng dịch vụ GrabExpress, dự án không chỉ mở ra kênh tiêu thụ mới cho bà con nông dân, mà còn cung cấp trái cây chính vụ chất lượng, giá cả hợp lý đến tận tay người dùng.

Đến nay, Grab đã giúp hơn 1.000 nông dân và hợp tác xã được đào tạo kỹ năng số, thương mại điện tử, bán hàng qua mạng xã hội và các giải pháp tiếp thị. Nhờ đó, chiến dịch “Lễ hội trái cây mùa hè” của Grab đã giúp tiêu thụ hơn 800 tấn nông sản địa phương qua GrabMart trong ba năm qua.

Ngọc Minh

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/grab-dau-an-10-nam-gop-phan-phat-trien-kinh-te-so-o-viet-nam-2342360.html
Zalo