Góp ý hoàn thiện dự thảo đề án cấp quốc gia ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Tại Hội thảo, đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đã đưa ra những đánh giá, góp ý đối với các nội dung, vấn đề được đưa ra trong dự thảo Đề án.

Thực hiện chương trình công tác năm 2024 và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia, sáng ngày 28/12, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Xin ý kiến hoàn thiện Dự thảo Đề án phát triển mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Hội thảo có sự tham gia, góp ý của đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia.

 Toàn cảnh Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng - Giám đốc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam nhấn mạnh, thanh niên là lực lượng xã hội quan trọng, góp phần không nhỏ vào thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Thanh niên với khát vọng làm giàu và sức mạnh của người trẻ, đã trở thành lực lượng lao động chủ yếu trong các mô hình kinh tế với nhiều lợi thế trong việc tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, cách mạng công nghiệp 4.0, sự năng động và khả năng thích ứng nhanh với kinh tế thị trường và có lợi thế khi có khả năng thích ứng nhanh trong quá trình hội nhập quốc tế.

 Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng - Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng - Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng chia sẻ, thực tế, trong nhiều năm qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên trong quá trình lập nghiệp, phát triển kinh tế. Một trong những hướng đi hiệu quả đó là thanh niên tự tổ chức xây dựng và phát triển các các mô hình sản xuất nông nghiệp, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình.

Đặc biệt trong bối cảnh mới hiện nay, khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang là một trong những cách thức hiệu quả thì việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thanh niên trong việc làm giàu, nâng cao thu nhập, tạo ra việc làm, phát huy những lợi thế của bản thân thanh niên.

Nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất là giải pháp cơ bản và quan trọng mà các quốc gia trên thế giới đang thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng nông sản thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đảm bảo cho phát triển nông nghiệp bền vững. Trong thời gian qua, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã được thanh niên tại một số địa phương nghiên cứu ứng dụng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thanh niên hiện nay gặp nhiều khó khăn và bộc lộ không ít những hạn chế đòi hỏi những giải pháp có tính liên ngành, kết hợp những chính sách hỗ trợ hiệu quả, được triển khai thực hiện một cách đồng bộ với sự tham gia của các bộ, ngành, lĩnh vực, nhất là tổ chức Đoàn các cấp.

Ngày 14/12/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 3257/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt giao cho Học viện Thanh thiếu niên triển khai thực hiện đề tài “Phát triển mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” Mã số ĐTĐL.XH.04/22 trong giai đoạn 2022-2025. Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng - Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là chủ nhiệm đề tài.

Dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết và tiến hành 01 cuộc khảo sát về “Mức độ tác động của Đề án của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về phát triển mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” với 1.600 mẫu phiếu cho các đối tượng là chủ các mô hình, cán bộ quản lý, cán bộ đoàn chuyên trách tại 8 tỉnh (Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cà Mau), Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng “Dự thảo Đề án thảo về phát triển mô hình thanh niên ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp” trong đó tập trung vào 2 bước thực hiện:

Bước 1, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho thanh niên;

Bước 2, đề xuất chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn, thanh niên về các kiến thức ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Tại Hội thảo, đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia đã đưa ra những đánh giá, góp ý đối với các nội dung, vấn đề được đưa ra trong dự thảo Đề án.

 Tiến sĩ Nguyễn Văn Trúc - Giám đốc, Trung tâm đào tạo và hỗ trợ Phát triển thị trường công nghệ.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Trúc - Giám đốc, Trung tâm đào tạo và hỗ trợ Phát triển thị trường công nghệ.

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trúc - Giám đốc Trung tâm đào tạo và hỗ trợ Phát triển thị trường công nghệ nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên nông thôn trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Trúc cũng nêu những góp ý cụ thể trong từng hạng mục nội dung của dự thảo đề án. Trong đó, theo Tiến sĩ Trúc, đề án xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ đoàn phụ trách, đối với nhóm kỹ năng hỗ trợ thanh niên trong tiếp cận vốn có thể nêu bật thêm kỹ năng gọi vốn.

 Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong - Phó viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong - Phó viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong - Phó viện trưởng, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đánh giá cao kết quả của đề tài. Tiến sĩ Phong nhìn nhận, công nghệ cao trong nông nghiệp không phải là một lĩnh vực quá mới, tuy nhiên, thực tế chúng ta chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp có thể chia vùng thuận lợi và vùng khó khăn để đánh giá sát thực tế. Bên cạnh đó, hệ sinh thái khởi nghiệp cũng cần gắn với các chương trình ở từng địa phương.

 Tiến sĩ Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiến sĩ Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiến sĩ Phạm Hồng Quách - Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao những vấn đề, nội dung trong đề án. Tiến sĩ Quách cũng nhìn nhận một số vấn đề cần hoàn thiện, bổ sung như phụ lục kèm theo diễn giải thêm, hệ sinh thái cần có thêm vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hướng dẫn lộ trình cập nhật công nghệ cao để phù hợp với thực tế, đạt hiệu quả như kỳ vọng. Bên cạnh đó, về đánh giá kết quả có thể thực hiện theo từng giai đoạn.

 Thạc sĩ Trần Hương Thảo - Phó Giám đốc Trung Tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ.

Thạc sĩ Trần Hương Thảo - Phó Giám đốc Trung Tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ.

Thạc sĩ Trần Hương Thảo - Phó Giám đốc Trung Tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ chia sẻ, chúng ta có thể nhấn mạnh đến vai trò của các Bộ, ngành trong đề án. Theo Thạc sĩ Thảo, có nhiều thanh niên sau thời gian đi làm ăn xa quyết định trở về quê hương để lập nghiệp, làm giàu đẹp cho mảnh đất quê hương. Hơn nữa cũng có nhiều mô hình khởi nghiệp thanh niên, xuất phát từ các thanh niên có trình độ, quay về quê hương phát triển đặc sản... Thạc sĩ Thảo đánh giá cao chất liệu đề án, dày công trong tìm hiểu vấn đề khơi gợi nhiều vấn đề trong việc ứng dụng công nghệ cao.

 Ông Ngô Kim Quyền - Phó Chủ tịch, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Ông Ngô Kim Quyền - Phó Chủ tịch, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Hòa Bình.

Ông Ngô Kim Quyền - Phó Chủ tịch, Câu lạc bộ Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Hòa Bình cũng giới thiệu đến Hội thảo những điểm nổi bật của câu lạc bộ. Ông Quyền gợi ý, đề án có thể liên kết với câu lạc bộ đầu tư và khởi nghiệp của các địa phương để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó có phương án triển khai hiệu quả, thiết thực.

 Tiến sĩ Lê Văn Cầu - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên.

Tiến sĩ Lê Văn Cầu - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên.

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Lê Văn Cầu - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên nhấn mạnh đến năng lực sử dụng đội ngũ chuyên gia trong hỗ trợ phát triển các mô hình của thanh niên. Bên cạnh đó, Tiến sĩ Lê Văn Cầu cũng cho rằng, cần nhìn nhận vai trò của truyền thông trong việc lan tỏa các mô hình điển hình.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nam Phương đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại Hội thảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nam Phương đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại Hội thảo.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nam Phương đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần làm rõ thêm vai trò của Đoàn Thanh niên là chủ thể của đề án. Bên cạnh đó, nếu đề án đi sâu vào lĩnh vực nông nghiệp thì theo nhánh nào - trồng trọt hay chăn nuôi, hay cả hai nhánh này? Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ cao sẽ được áp dụng ở khâu nào? Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nam Phương, đề án cần nêu rõ mục tiêu, từ tổng quát đến cụ thể.

 Tiến sĩ Hoàng Xuân Cường - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Cường - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội.

Tiến sĩ Hoàng Xuân Cường - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội đánh giá, đề tài rất đúng, rất trúng và phù hợp với xu thế chung. Bởi, nhắc đến thời đại ngày nay là nói đến chuyển đổi số, khoa học công nghệ. Theo Tiến sĩ Cường, cần chú ý thêm đến yếu tố văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của tổ chức Đoàn, đơn vị đào tạo, đội ngũ chuyên gia... Đối với cách tiếp cận góc độ đơn vị giáo dục, cần có mô hình đánh giá từng tác động cụ thể của đề tài, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập huấn sát với từng đơn vị.

 Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng - Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Thanh niên.

Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng - Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Thanh niên.

Tại Hội thảo, Tiến sĩ Đỗ Thị Thu Hằng - Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Thanh niên cũng có những góp ý liên quan đến dự thảo đề án. Theo cô Hằng, cần bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến căn cứ pháp lý, đánh giá kết quả phát triển mô hình...

Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, chuyên gia vì những đánh giá, góp ý rất ý nghĩa với dự thảo đề án.

 Sau gần 3 tiếng đánh giá, góp ý đề án, Hội thảo đã khép lại với nhiều góp ý quan trọng.

Sau gần 3 tiếng đánh giá, góp ý đề án, Hội thảo đã khép lại với nhiều góp ý quan trọng.

Bài và Ảnh: Thi Thi

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/gop-y-hoan-thien-du-thao-de-an-cap-quoc-gia-o-hoc-vien-thanh-thieu-nien-viet-nam-post248144.gd
Zalo