Giới khoa học Mỹ chỉ ra môi trường khiến virus corona chết nhanh nhất!

Virus corona chủng mới nhanh chóng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, theo một nghiên cứu mới mà một quan chức cấp cao của Mỹ đưa ra, mặc dù nghiên cứu này chưa được chính thức công bố và còn chờ đánh giá thêm.

Nhân viên thuộc Trung tâm Y tế Baltimore, bang Maryland, Mỹ che mắt khỏi ánh nắng (Ảnh: AP)

Nhân viên thuộc Trung tâm Y tế Baltimore, bang Maryland, Mỹ che mắt khỏi ánh nắng (Ảnh: AP)

Ông William Bryan, cố vấn khoa học và công nghệ của Bộ trưởng An ninnh Nội địa Mỹ, nói trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng rằng các nhà khoa học của chính phủ nước này đã phát hiện ra rằng tia cực tím gây ảnh hưởng lớn tới bệnh do virus corona chủng mới gây nên, làm dấy lên hy vọng rằng đà lây lan của dịch COVID-19 có thể kết thúc trong mùa Hè.

“Phát hiện đột phá nhất của chúng tôi hiện tại chính là hiệu quả mạnh mẽ của ánh sáng mặt trời trong việc tiêu diệt virus corona, cả trong không khí và trên các bề mặt” – ông Bryan nói – “Chúng tôi cũng thấy hiệu quả tương tự đối với nhiệt độ và độ ẩm, khi nhiệt độ và độ ẩm hoặc cả hai yếu tố trên đều bất lợi cho virus”.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa được chính thức công bố để đánh giá, khiến cho giới chuyên gia độc lập chưa thể đưa ra bình luận về tính chính xác của nó.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thì cho rằng phát hiện trên nên được tiếp nhận một cách thận trọng, nhưng cũng nhắc lại rằng rất có thể virus corona chủng mới sẽ được ngăn chặn trong mùa Hè.

“Có lần tôi đã nói rằng rất có thể nó (virus) nhờ ánh sát và sức nóng. Và người ta đã không thích tuyên bố đó cho lắm” – ông Trump nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng rượu isopropyl (isopropyl alcohol) là chất khử trùng hiệu quả hơn nhiều so với các loại chất tẩy rửa thông thường; theo ông Bryan.

Tổng thống Trump nói rằng các nhà nghiên cứu nên thử áp dụng phát hiện mới của mình đối với các bệnh nhân mắc COVID-19.

“Liệu có cách nào mà chúng ta có thể ứng dụng, như bằng cách tiêm vào cơ thể hay làm sạch (virus) không?” – ông Trump nói – “Rất thú vị khi kiểm tra thử việc đó”.

Tia cực tím từ lâu đã được biết đến với khả năng tiệt trùng, bởi phóng xạ gây tổn hại tới chất liệu gien của virus và khả năng nhân bản của chúng. Câu hỏi quan trọng ở đây là cường độ và bước sóng của tia cực tím được sử dụng trong nghiên cứu trên và liệu nó có mô phỏng giống với điều kiện ánh sáng tự nhiên trong mua Hè một cách chính xác hay không.

Ông Bryan cũng chia sẻ một số phát hiện mới trong thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Phòng thủ và Ứng phó sinh học Quốc gia tại Maryland.

Kết quả cho thấy chu kỳ bán rã của virus corona chủng mới – tức khoảng thời gian để một nửa phân tử virus mất khả năng hoạt động – là 18 giờ ở điều kiện nhiệt độ 21 – 24 độ C và độ ẩm 20% đối với bề mặt kín, như nắm đấm cửa và thép không rỉ.

Nhưng chu kỳ bán rã giảm xuống còn 6 giờ khi độ ẩm tăng lên tới 80% - và xuống còn 2 phút nếu như cs thêm ánh sáng mặt trời.

Khi virus corona chủng mới tồn tại trong không khí, chu kỳ bán rã của nó là khoảng 1 giờ đồng hồ khi ở nhiệt độ 21 – 24 độ C và độ ẩm 20%. Và khi có thêm ánh sáng, chu kỳ này giảm xuống còn 1 phút rưỡi.

Ông Bryan đưa ra kết luận rằng các điều kiện giống như mùa Hè “sẽ tạo nên một môi trường giúp giảm sự lây truyền”.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng giảm lây truyền không có nghĩa rằng mầm bệnh (COVID-19) sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và các hướng dẫn giãn cách xã hội chưa thể được gỡ bỏ toàn bộ.

“Sẽ là vô trách nhiệm nếu như chúng tôi nói rằng mùa Hè sẽ giết hoàn toàn virus corona, để rồi sau đó người ta phớt lờ những hướng dẫn đó” – ông Bryan nói.

Một số nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng virus corona chủng mới khỏe mạnh hơn trong thời tiết lạnh và khô, trong khi suy yếu trong thời tiết nóng và ẩm. Và một số quốc gia ở Nam bán cầu cũng phần nào chứng minh cho luận điểm này. Ví dụ như ở Australia, chính quyền ghi nhận số ca nhiễm dưới 7.000 và số ca tử vong là 77 – thấp hơn nhiều so với các nước ở Bắc bán cầu.

Huyền Chi

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/gioi-khoa-hoc-my-chi-ra-moi-truong-khien-virus-corona-chet-nhanh-nhat-388082.html
Zalo