Giáo sư Việt giải bài toán '70 năm không ai biết làm'

Một giáo sư gốc Việt đã được vinh danh vì dành cả sự nghiệp để tìm ra đáp án của 2 bài toán cao cấp khiến các nhà toán học bó tay trong nhiều thập kỷ.

 Giáo sư Phạm Tiệp đã miệt mài giải "bài toàn 70 năm" trong hơn 10 năm ròng. Ảnh: Phys.

Giáo sư Phạm Tiệp đã miệt mài giải "bài toàn 70 năm" trong hơn 10 năm ròng. Ảnh: Phys.

Giáo sư Phạm Tiệp, khoa Toán học của trường Nghệ thuật và Khoa học Rutgers (Mỹ), đã chứng minh được Giả thuyết độ cao bằng 0 của nhà toán học Richard Brauer đưa ra năm 1955. Báo cáo của ông được được đăng trên tạp chí Annals of Mathematics và được xem là giải nút thắt cho lý thuyết đã tồn tại trong hơn 70 năm qua.

Chứng minh giả thuyết thường được coi là một trong những thách thức lớn trong toán học.

"Giả thuyết là ý tưởng mà bạn tin rằng có một số giá trị hợp lệ. Tuy nhiên, các giả thuyết cần phải được chứng minh. Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình có thể giải quyết được vấn đề này", giáo sư Tiệp cho biết.

Trong 10 năm qua, ông dành gần như toàn bộ thời gian để nghiên cứu giả thuyết của Brauer. Phải đến gần đây, giáo sư Tiệp và cộng sự mới tìm được lời giải cho hàng loạt giả thuyết được đưa ra và công bố trong thập niên 1950-1960.

"Một số nhà toán học có trí thông minh hiếm có. Họ cứ như thể đến từ hành tinh khác hoặc có siêu năng lực nhìn thấu các hiện tượng mà người bình thường còn chưa biết", ông Tiệp nói về Brauer.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng giải mã được lý thuyết Deligne-Lusztig liên quan đến ma trận. Bài báo cáo của ông được công bố trên Inventiones mathematicaeAnnals of Mathematics.

Những kiến thức được giáo sự Tiệp phát hiện có thể nâng cao sự hiểu biết của các nhà toán học về ma trận. Từ đó, họ cũng có thể đưa ra những đột phá trong các vấn đề quan trọng khác trong toán học, bao gồm các giả thuyết do nhà toán học John Thompson của Đại học Florida và nhà toán học người Israel Alexander Lubotzky đưa ra trước đó.

Cả hai đột phá đều là những tiến bộ trong lĩnh vực lý thuyết biểu diễn của các nhóm đại số hữu hạn. Lý thuyết biểu diễn là công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực của toán học cũng như trong các vật lý.

Không giống như nhiều đồng nghiệp trong các ngành khoa học vật lý thường sử dụng các thiết bị phức tạp để làm việc, giáo sư Tiệp chỉ sử dụng bút và giấy để nghiên cứu. Chỉ với thao tác này, ông đã viết được 5 cuốn sách và hơn 200 bài báo trên các tạp chí toán học hàng đầu.

Nhật Minh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/giao-su-viet-giai-bai-toan-70-nam-khong-ai-biet-lam-post1503585.html
Zalo