Giai thoại cảm động về chữ hiếu ở ngôi chùa nổi tiếng xứ Huế

Chùa Từ Hiếu là nơi du khách thập phương có thể ôn lại câu chuyện xưa giàu ý nghĩa, từ đó chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế của mình với những bậc sinh thành, và rộng hơn là với cả nhân gian...

Tọa lạc ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Từ Hiếu là trong những ngôi cổ tự lớn của Cố đô Huế. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với một câu chuyện khá đặc biệt về lòng hiếu thảo.

Tọa lạc ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, chùa Từ Hiếu là trong những ngôi cổ tự lớn của Cố đô Huế. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với một câu chuyện khá đặc biệt về lòng hiếu thảo.

Câu chuyện thiền môn xứ Thuận Hóa xưa kể rằng, Tổ sư Nhất Định từ ngày về rừng lập am An Dưỡng – tiền thân của chùa Từ Hiếu – để tu hành có đem theo mẹ già để chăm lo nuôi dưỡng.

Câu chuyện thiền môn xứ Thuận Hóa xưa kể rằng, Tổ sư Nhất Định từ ngày về rừng lập am An Dưỡng – tiền thân của chùa Từ Hiếu – để tu hành có đem theo mẹ già để chăm lo nuôi dưỡng.

Mẹ ngài đã tuổi cao sức yếu và thường xuyên bị ốm nặng. Các thầy thuốc đến khám đều khuyên Tổ sư rằng nên bồi dưỡng mẹ bằng cá thịt thì bà mới có cơ may phục hồi thể trạng.

Mẹ ngài đã tuổi cao sức yếu và thường xuyên bị ốm nặng. Các thầy thuốc đến khám đều khuyên Tổ sư rằng nên bồi dưỡng mẹ bằng cá thịt thì bà mới có cơ may phục hồi thể trạng.

Vì vậy, hàng ngày Tổ sư Nhất Định chống thiền trượng xuống chợ Bến Ngự mua cá về nấu cháo nuôi mẹ. Người đời thấy vậy đã có lời đàm tiếu rằng vị hòa thượng ăn mặn là bất tịnh (không trong sạch), nhưng ngài không để tâm.

Vì vậy, hàng ngày Tổ sư Nhất Định chống thiền trượng xuống chợ Bến Ngự mua cá về nấu cháo nuôi mẹ. Người đời thấy vậy đã có lời đàm tiếu rằng vị hòa thượng ăn mặn là bất tịnh (không trong sạch), nhưng ngài không để tâm.

Câu chuyện lan đến triều đình vua Tự Đức. Nghe điều chướng tai gai mắt xảy ra gần kinh đô, vua sai binh lính túc trực quanh am An Dưỡng xem thực hư thế nào. Quả nhiên, quân binh tận mắt chứng kiến sư Nhất Định xách cá vào chùa.

Câu chuyện lan đến triều đình vua Tự Đức. Nghe điều chướng tai gai mắt xảy ra gần kinh đô, vua sai binh lính túc trực quanh am An Dưỡng xem thực hư thế nào. Quả nhiên, quân binh tận mắt chứng kiến sư Nhất Định xách cá vào chùa.

Họ vào tận nơi mới hay, sư nấu cá cho mẹ, còn mình thì tự ra vườn nhặt lấy những cọng rau khoai lang vàng úa đem vào luộc ăn. Vua Tự Đức nghe thế thì thông cảm cho sự hiếu thảo của sư Nhất Định, tạo điều kiện cho việc tu hành của ngài.

Họ vào tận nơi mới hay, sư nấu cá cho mẹ, còn mình thì tự ra vườn nhặt lấy những cọng rau khoai lang vàng úa đem vào luộc ăn. Vua Tự Đức nghe thế thì thông cảm cho sự hiếu thảo của sư Nhất Định, tạo điều kiện cho việc tu hành của ngài.

Sau khi Tổ sư Nhất Định viên tịch năm 1847, các môn đệ và thiện tín, trong đó có nhiều vị hoạn quan triều Nguyễn, cùng nhau chung sức quyên góp tiền của, làm mới ngôi chùa với nhiều công trình to lớn trang nghiêm.

Sau khi Tổ sư Nhất Định viên tịch năm 1847, các môn đệ và thiện tín, trong đó có nhiều vị hoạn quan triều Nguyễn, cùng nhau chung sức quyên góp tiền của, làm mới ngôi chùa với nhiều công trình to lớn trang nghiêm.

Sau khi xây dựng xong chùa, các quan tâu chuyện lên vua Tự Đức. Vua nhớ lại chuyện xưa, sắc tứ cho chùa danh hiệu “Từ Hiếu Tự”, lại cấp thêm 700 quan tiền để hoạt động của chùa được thuận lợi.

Sau khi xây dựng xong chùa, các quan tâu chuyện lên vua Tự Đức. Vua nhớ lại chuyện xưa, sắc tứ cho chùa danh hiệu “Từ Hiếu Tự”, lại cấp thêm 700 quan tiền để hoạt động của chùa được thuận lợi.

Tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích tên chùa như sau: “Từ” là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại. “Hiếu” là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích tên chùa như sau: “Từ” là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại. “Hiếu” là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.

Có thể nói, chùa Từ Hiếu là chứng tích quý giá về lòng Từ và đạo Hiếu của nhà Phật. Đây là nơi du khách thập phương có thể ôn lại câu chuyện xưa giàu ý nghĩa, từ đó chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế của mình với những bậc sinh thành, và rộng hơn là với cả nhân gian...

Có thể nói, chùa Từ Hiếu là chứng tích quý giá về lòng Từ và đạo Hiếu của nhà Phật. Đây là nơi du khách thập phương có thể ôn lại câu chuyện xưa giàu ý nghĩa, từ đó chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế của mình với những bậc sinh thành, và rộng hơn là với cả nhân gian...

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-thoai-cam-dong-ve-chu-hieu-o-ngoi-chua-noi-tieng-xu-hue-2023026.html
Zalo