Giá gạo Việt Nam tăng nhẹ do nhu cầu từ khách hàng Philippines ngày càng tăng

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm, trong khi gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565 đô la Mỹ/tấn, tăng so với mức 560 đô la so với một tuần trước.

(KTSG Online) – Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm, trong khi gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565 đô la Mỹ/tấn, tăng so với mức 560 đô la so với một tuần trước.

Người dân đang phơi lúa sau khi thu hoạch về. Ảnh: Trung Chánh

Người dân đang phơi lúa sau khi thu hoạch về. Ảnh: Trung Chánh

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần này trong bối cảnh nhu cầu thấp và đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi giá gạo Việt Nam tăng nhẹ. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, được báo giá ở mức 539-545 đô la/tấn, giảm so với mức 543-551 đô la/tấn của tuần trước, theo TTXVN.

Giải thích cho diễn biến này, một thương nhân tại New Delhi cho biết người mua châu Á và châu Phi đang trì hoãn mua hàng vì dự đoán giá sẽ giảm. Bên cạnh đó, đồng rupee Ấn Độ tuần này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, từ đó làm tăng lợi nhuận từ doanh thu xuất khẩu của các công ty xuất khẩu.

Trong khi đó, các thương nhân cho biết gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565 đô la/tấn, tăng so với mức 560 đô la/tấn một tuần trước.

TTXVN dẫn thông tin từ một thương nhân tại TPHCM cho biết nhu cầu từ các khách hàng Philippines ngày càng tăng, trong khi xuất khẩu sang Philippines và Indonesia đã tăng lên trong những ngày gần đây.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm được báo giá ở mức 565 USD/tấn, giảm so với mức 570-575 đô la/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok cho biết giá giảm một phần do đồng baht mạnh lên. Người này cho biết nguồn cung đang ổn định nhờ thời tiết thuận lợi.

Trong khi đó, Chính phủ Bangladesh đang phải vật lộn để kiểm soát giá gạo trước những bất ổn về chính trị, trong bối cảnh giá gạo trong nước vẫn tăng cao dù vẫn còn nhiều gạo dự trữ.

Thành Tín

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/gia-gao-viet-nam-tang-nhe-do-nhu-cau-tu-khach-hang-philippines-ngay-cang-tang/
Zalo