Nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp là người con của mảnh đất Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) đã gắn bó với nghề làm quỳ vàng hơn 40 năm. Gia đình anh cũng đã có 5 đời làm nghề 'độc nhất vô nhị' này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những nhịp búa đều đều từ bàn tay chắc nịch nhưng hết sức tỉ mỉ của người Kiêu Kỵ có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đây là công đoạn đòi hỏi tính kiên trì, vàng phải đập mỏng đều, không rách và chỉ cần lơ đãng một chút là búa quỳ sẽ đập vào ngón tay. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó mỏng và dai, được 'lướt' nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Kiêu Kỵ được mệnh danh là làng nghề ' độc nhất vô nhị' bởi lẽ 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các công đoạn xếp vàng chuẩn bị cho khâu đập điệp và làm quỳ cũ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ cao. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các công đoạn cắt dòng' và 'sang vàng' tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Hiệp. Đây là công đoạn phải làm trong phòng kín, không được dùng quạt vì vàng sau khi quỳ rất mỏng, chỉ cần gió nhẹ cũng có thể làm bay những lá vàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cắt dòng lá vàng, một trong những công đoạn của khâu cán vàng, bạc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo thuyết xưa kể lại, tay nghề người Kiêu Kỵ tinh xảo phục vụ sơn son, thếp vàng, thếp bạc các công trình kiến trúc của vua chúa và đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hiện nay, những lá quỳ vàng từ Kiêu Kỵ vẫn phục vụ nhiều công trình có tính thẩm mỹ cao trên cả nước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những sản phẩm tượng Phật được dát vàng tinh xảo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Sản phẩm dát vàng trong nhà thờ tổ nghề như một lời nhắc nhở trân trọng nghề truyền thống của cha ông để lại. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)