Gặp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển

Sáng 19/10, tại TP Sầm Sơn, Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2024).

Cán bộ, hội viên Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa dự buổi gặp mặt.

Cán bộ, hội viên Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa dự buổi gặp mặt.

Tại buổi gặp mặt, cán bộ, chiến sĩ quê hương Thanh Hóa đã cùng nhau ôn lại lịch sử ra đời và những chiến công hiển hách của đoàn “Tàu không số” trong gần 15 năm hoạt động.

Ngày 23/10/1961, lực lượng vận tải quân sự trên biển mang tên Đoàn 759 được thành lập (tiền thân của Đoàn 125, sau là Lữ đoàn 125), có nhiệm vụ nghiên cứu mở tuyến vận tải quân sự chiến lược Bắc - Nam bằng đường biển, tổ chức đưa cán bộ, chiến sĩ và vũ khí chi viện cho cách mạng miền Nam. Sau khi thành lập, trung tuần tháng 8/1962, Quân ủy Trung ương thông qua nghị quyết “Mở đường vận chuyển chiến lược trên biển”.

Ông Lê Duy Mai, Ủy viên Ban chấp hành Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam, Chủ tịch Hội truyền thống đường Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa ôn lại lịch sử những chuyến “Tàu không số”.

Ông Lê Duy Mai, Ủy viên Ban chấp hành Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển Việt Nam, Chủ tịch Hội truyền thống đường Chí Minh trên biển tỉnh Thanh Hóa ôn lại lịch sử những chuyến “Tàu không số”.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường vận tải chiến lược quan trọng, là một phát triển mới của đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong gần 15 năm hoạt động (10/1961 - 4/1975), Lữ đoàn 125 đoàn “Tàu không số” đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ và hy sinh, vận chuyển 97.596 tấn vũ khí, hậu cần quân sự, gần 300 cán bộ từ miền Bắc vào miền Nam, đến những nơi xa xôi nhất, khó khăn nhất, những nơi mà con đường vận tải khác không vươn tới được.

Các hội viên tham dự buổi gặp mặt.

Các hội viên tham dự buổi gặp mặt.

Đoàn “Tàu không số” với các loại tàu khác nhau, từ thuyền gỗ phát triển thành tàu sắt đóng mới trong nước và ngoài nước. Từ loại có trọng tải dưới 50 tấn đến hàng trăm tấn, cải hoán thành tàu đánh cá miền Nam, tàu đánh cá nước ngoài, tàu chở dầu... Tàu hoạt động trong mọi thời tiết, đặc biệt khi gió mùa Đông Bắc hoặc sóng to gió lớn, tàu địch ít hoạt động là thời cơ thuận lợi để “Tàu không số” hoạt động.

Các hội viên tham dự buổi gặp mặt.

Các hội viên tham dự buổi gặp mặt.

Trong quá trình hoạt động, những chiếc “Tàu không số” đã kết hợp hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp, tranh thủ mọi thời cơ vận chuyển khối lượng lớn vũ khí, hàng hóa chi viện kịp thời, góp phần tạo nên những thắng lợi vang dội trên các mặt trận ở chiến trường miền Nam.

Cán bộ, hội viên chụp ảnh lưu niệm.

Cán bộ, hội viên chụp ảnh lưu niệm.

Đội quân “cảm tử” của đoàn “Tàu không số” tỉnh Thanh Hóa đã tham gia một lực lượng đáng kể ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Nhiều đồng chí đảm nhiệm vị trí như thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng. Một số đồng chí đã tham gia vận chuyển rất nhiều chuyến hàng như đồng chí Vũ Trung Tính, sĩ quan chỉ huy các Tàu 42, Tàu 154, Tàu 525 với 18 chuyến an toàn, trong đó Tàu 42 và Tàu 154 được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; đồng chí Đỗ Sạn, chính trị viên Tàu 56 chỉ huy tàu tránh địch bao vây, truy đuổi trên biển, đưa tàu và hàng về bến an toàn; đồng chí Lê Duy Mai trực tiếp điểm hỏa phá hủy Tàu 235 ở Hòn Hèo (Khánh Hòa) và bơi vào bờ an toàn...

Tố Phương

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/gap-mat-ky-niem-63-nam-ngay-mo-duong-ho-chi-minh-tren-bien-nbsp-228046.htm
Zalo