EVN lỗ 17.000 tỷ đồng sau 2 lần tăng giá điện

Mới đây, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Trước đó EVN đã tăng 2 lần giá điện liên tiếp trong năm 2023.

Năm thứ 2 liên tiếp báo lỗ

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 diễn ra sáng 2/1, Tổng Giám đốc EVN thông tin, doanh thu bán điện của toàn EVN năm 2023 ước đạt 497.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2022; nộp ngân sách ước đạt 21.000 tỷ đồng. Doanh thu bán điện ước đạt 497.000 tỉ đồng, tăng 5,4% so với năm 2022. Năng lượng tái tạo có công suất đặt chiếm 26,9%, nhưng sản xuất đạt 13%.

Theo báo cáo gửi Bộ Công thương, tính đến hết năm 2023, EVN ghi lỗ trước lỗ trước thuế hợp nhất khoảng 17.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với năm 2022.

EVN lỗ 17.000 tỷ đồng sau 2 lần tăng giá điện.

EVN lỗ 17.000 tỷ đồng sau 2 lần tăng giá điện.

Năm 2023, EVN cùng các đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm chi phí và cố gắng cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trong năm qua giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng 2 lần vào ngày ⅘ (tăng 3%) và 9/11 (tăng 4,5%). Tuy nhiên EVN vẫn tiếp tục lỗ sản xuất kinh doanh năm thứ hai liên tiếp.

Lãnh đạo EVN cho rằng, nguyên nhân thực trạng này là do chi phí khâu sản xuất điện vẫn tăng cao. Đơn cử như giá nhiên liệu năm 2023 mặc dù có giảm so với 2022 nhưng vẫn nằm ở mức cao, tình hình nước của hồ thủy điện kém, sản lượng thủy điện giảm,...

Người đứng đầu EVN nhận định năm 2024 cần có sự điều chỉnh về giá bán lẻ điện thì những khó khăn về tài chính mới được giải quyết.

Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, năm 2024 cần có sự điều chỉnh chính sách về giá bán lẻ điện thì mới giải quyết được những khó khăn về tài chính của EVN.

Đảm bảo cung ứng điện cho 2024

Năm 2024 dự kiến sẽ còn nhiều khó khăn, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu EVN cần ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực đảm bảo cung ứng điện; phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo việc cung ứng cung ứng than, khí cho phát điện.

Tuyên truyền sâu, rộng về tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả cũng là một nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ Công Thương giao cho EVN trong năm 2024. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả càng có ý nghĩa lớn hơn, vì vậy Bộ sẽ đồng hành cùng EVN trong thời gian tới.

Tại hội nghị, báo cáo của EVN cũng đã chỉ rõ các giải pháp năm 2024 để vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện quốc gia; đảm bảo tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng các dự án, công trình nguồn và lưới điện; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; hoàn thành các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động. Đồng thời, triển khai các giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, hoàn thiện bộ máy tổ chức phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành Điện; tiếp tục triển khai hiệu quả chuyển đổi số; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghê, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Một số chỉ tiêu chính của EVN trong 2024: đảm bảo cung ứng điện cho nhân dân và sản xuất, đảm bảo đủ lượng điện thương phẩm cho cả nước 262,26-269,3 tỷ kWh, đảm bảo tiến độ các dự án lưới và nguồn điện, thực hiện nhiệm vụ được giao về xây dựng thị trường điện theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu đảm bảo cân bằng tài chính,...

Nhật Hạ

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/evn-lo-17000-ty-dong-sau-2-lan-tang-gia-dien-84313.html
Zalo