Dùng son môi nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Son môi là một sản phẩm làm đẹp của nhiều chị em. Về lý thuyết thì đây là một sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, sử dụng son môi thường xuyên có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, tùy thuộc vào thành phần và chất lượng của son.

1. Các nguy cơ tiềm ẩn trong son môi

Nguy cơ từ thành phần của son môi

Một số loại son môi, đặc biệt là son giá rẻ, không rõ nguồn gốc, có thể chứa chì và các kim loại nặng khác như cadmium, nhôm, mangan... Thông thường, hàm lượng thường rất nhỏ và nằm trong ngưỡng cho phép ở các sản phẩm uy tín.

Khi mua son, cần chú ý đọc kỹ bảng thành phần...

Khi mua son, cần chú ý đọc kỹ bảng thành phần...

Tuy nhiên, các chất này có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian và gây ra các vấn đề sức khỏe, cụ thể:

- Chất bảo quản như parabens, formaldehyde giúp son môi lâu bị hỏng, nhưng có nguy cơ gây kích ứng da, rối loạn nội tiết và tiềm ẩn nguy cơ ung thư.

- Methacrylate là một chất kết dính có thể gây dị ứng, viêm da, bong tróc môi.

- Hương liệu và chất tạo màu có thể gây kích ứng da, dị ứng, mẩn ngứa, sưng môi.

- Triclosan có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp và hệ sinh sản.

- Các thành phần như chất tạo màu, hương liệu và một số chất bảo quản có thể gây kích ứng, mẩn ngứa, sưng tấy, mụn rộp, khô và nứt môi.

- Chì và một số kim loại nặng khác có thể tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương não, rối loạn thần kinh.

- Triclosan có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ion canxi, gây ảnh hưởng đến tim mạch và giảm sức mạnh cơ bắp.

- Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa một số thành phần trong son môi như methylparaben, formaldehyde có nguy cơ gia tăng nguy cơ ung thư.

- Cadmium là một kim loại nặng có thể gây suy thận nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể.

Nguy cơ từ thói quen sử dụng son môi

- Khô môi: Một số loại son, đặc biệt là son lì, có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của môi, khiến môi trở nên khô, nứt nẻ.

- Thâm môi: Sử dụng son kém chất lượng hoặc son chứa nhiều chì có thể gây thâm môi theo thời gian.

- Sử dụng son dưỡng quá thường xuyên có thể khiến môi mất khả năng tự tiết dầu, trở nên khô hơn và phụ thuộc vào son dưỡng.

- Nuốt phải son: Một lượng nhỏ son môi có thể bị nuốt vào cơ thể trong quá trình ăn uống hoặc liếm môi. Việc này có thể dẫn đến việc hấp thụ các chất độc hại có trong son.

Son môi kém chất lượng cho thể gây khô môi.

Son môi kém chất lượng cho thể gây khô môi.

2. Cách giảm thiểu tác động tiêu cực của son môi

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc dùng son môi cần lưu ý:

- Ưu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, ít hóa chất độc hại và đã được kiểm định an toàn. Chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng (các thương hiệu lớn thường có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn); tránh son môi giá rẻ, không rõ nguồn gốc (những sản phẩm này thường không đảm bảo chất lượng và có thể chứa hàm lượng các chất độc hại cao hơn).

- Kiểm tra thành phần: Trước khi mua son, cần đọc kỹ bảng thành phần và tránh các sản phẩm chứa các nêu trên.

- Không lạm dụng son môi, hạn chế số lần thoa son trong ngày. Mặc dù cần sử dụng son dưỡng ẩm để bảo vệ môi khỏi bị khô và tác động của son màu, nhưng không nên lạm dụng son dưỡng.

- Tẩy trang môi kỹ lưỡng vào cuối ngày để loại bỏ hoàn toàn lớp son để tránh các hóa chất ngấm vào môi qua đêm.

- Không nên liếm môi khi đang tô son để hạn chế việc nuốt phải son.

- Chú ý hạn sử dụng, khi son hết hạn có thể bị biến chất và gây hại, cần loại bỏ ngay.

CN. Quỳnh Hương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dung-son-moi-nhieu-co-anh-huong-den-suc-khoe-khong-169250512225040453.htm
Zalo