'Đứng dậy' giữa biển trời Đông Bắc

'Ngã ở đâu, đứng lên ở đó', những người dân 'sống nhờ biển' ở Quảng Ninh đang 'đứng dậy' sau cơn bão số 3, để cùng giúp nhau 'làm giàu từ biển' thêm một lần nữa.

Hơn 30 năm chắn gió chắn cát bên bãi biển Trường Chinh, cánh rừng phi lao cả trăm hecta trên đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã gục ngã trước bão số 3 (Yagi). Là khu vực tâm bão quét qua trước khi đổ bộ đất liền ngày 7/9, huyện đảo Vân Đồn phải hứng chịu thiệt hại vô cùng nặng nề về kinh tế, trong đó chỉ riêng xã đảo Ngọc Vừng đã mất khoảng 100 tỷ đồng.

Hơn 30 năm chắn gió chắn cát bên bãi biển Trường Chinh, cánh rừng phi lao cả trăm hecta trên đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) đã gục ngã trước bão số 3 (Yagi). Là khu vực tâm bão quét qua trước khi đổ bộ đất liền ngày 7/9, huyện đảo Vân Đồn phải hứng chịu thiệt hại vô cùng nặng nề về kinh tế, trong đó chỉ riêng xã đảo Ngọc Vừng đã mất khoảng 100 tỷ đồng.

Sau cơn bão lịch sử, anh Nguyễn Quang Phát cùng những người nuôi trồng thủy sản ở Ngọc Vừng lại xuống biển, cùng nhau thu gom những quả phao nhựa ngổn ngang dạt vào các ghềnh đá - dấu tích ít ỏi còn lại của cả nghìn giàn nuôi hàu sắp đến ngày thu hoạch. Xã có gần 300 hộ thì hơn 120 hộ bám biển nuôi các loại nhuyễn thể hàu, ốc, ngao, thưng; cá lồng bè… Họ đã bất lực đứng nhìn toàn bộ gia sản của mình chìm vào lòng biển, người ít cũng vài trăm triệu, ai nhiều đến 5-6 tỷ đồng.

Sau cơn bão lịch sử, anh Nguyễn Quang Phát cùng những người nuôi trồng thủy sản ở Ngọc Vừng lại xuống biển, cùng nhau thu gom những quả phao nhựa ngổn ngang dạt vào các ghềnh đá - dấu tích ít ỏi còn lại của cả nghìn giàn nuôi hàu sắp đến ngày thu hoạch. Xã có gần 300 hộ thì hơn 120 hộ bám biển nuôi các loại nhuyễn thể hàu, ốc, ngao, thưng; cá lồng bè… Họ đã bất lực đứng nhìn toàn bộ gia sản của mình chìm vào lòng biển, người ít cũng vài trăm triệu, ai nhiều đến 5-6 tỷ đồng.

“Lạ lắm, chúng tôi nhìn “biển trắng”, thấy “trắng cả hai bàn tay”, nhưng rồi vẫn vui vì còn đủ mặt hàng xóm, anh em. Thế là lại động viên nhau còn người là còn của, phải cùng nhau đứng dậy thôi”, bà Đặng Thị Nhạn, bí thư chi bộ, trưởng thôn Ngọc Nam (xã Ngọc Vừng) mỉm cười. Buổi sinh hoạt đầu tiên sau bão, cả 3 chi bộ thôn đều quán triệt chỉ đạo từ trung ương, tỉnh Quảng Ninh xuống tới cơ sở, coi khắc phục hậu quả và tái thiết xã đảo là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, trong đó, Đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu để khôi phục và phát triển kinh tế gia đình.

“Lạ lắm, chúng tôi nhìn “biển trắng”, thấy “trắng cả hai bàn tay”, nhưng rồi vẫn vui vì còn đủ mặt hàng xóm, anh em. Thế là lại động viên nhau còn người là còn của, phải cùng nhau đứng dậy thôi”, bà Đặng Thị Nhạn, bí thư chi bộ, trưởng thôn Ngọc Nam (xã Ngọc Vừng) mỉm cười. Buổi sinh hoạt đầu tiên sau bão, cả 3 chi bộ thôn đều quán triệt chỉ đạo từ trung ương, tỉnh Quảng Ninh xuống tới cơ sở, coi khắc phục hậu quả và tái thiết xã đảo là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, trong đó, Đảng viên phải là người gương mẫu đi đầu để khôi phục và phát triển kinh tế gia đình.

Ở tuổi 54, bà Đặng Thị Nhạn “khởi nghiệp” lại với nghề nuôi biển, nhưng không phải từ con số 0. 19 Đảng viên trong chi bộ thôn Ngọc Nam, hoặc là ngư dân dạn dày kinh nghiệm, hoặc đang đảm nhận công tác chuyên môn tại xã, phân công từng nhiệm vụ giúp nhau, giúp các hộ dân trong thôn. Hết tháng 9 vừa qua, khoảng 100 hecta mặt biển đã được UBND huyện Vân Đồn đo đạc và giao cho các hộ nuôi trồng ở Ngọc Vừng. Nhận “phần đất” của mình, nhiều hộ đã nhanh chóng thả phao, cắm giàn mới, bước đầu thả giống để nuôi biển trở lại.

Ở tuổi 54, bà Đặng Thị Nhạn “khởi nghiệp” lại với nghề nuôi biển, nhưng không phải từ con số 0. 19 Đảng viên trong chi bộ thôn Ngọc Nam, hoặc là ngư dân dạn dày kinh nghiệm, hoặc đang đảm nhận công tác chuyên môn tại xã, phân công từng nhiệm vụ giúp nhau, giúp các hộ dân trong thôn. Hết tháng 9 vừa qua, khoảng 100 hecta mặt biển đã được UBND huyện Vân Đồn đo đạc và giao cho các hộ nuôi trồng ở Ngọc Vừng. Nhận “phần đất” của mình, nhiều hộ đã nhanh chóng thả phao, cắm giàn mới, bước đầu thả giống để nuôi biển trở lại.

“Khó khăn nhất với người nuôi biển bây giờ là vốn, bởi vốn vay mượn trước đó đều đã mất trắng, và nguồn giống, phải có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng về sau”, anh Nguyễn Minh Cương, người dân thôn Ngọc Nam chia sẻ. Người Đảng viên trẻ từng rèn luyện trong quân ngũ bảo, anh xác định trước hết phải tự lực chủ động nguồn vốn, “ngã ở đâu, đứng dậy ở đấy, chúng tôi sẽ không nản lòng”.

“Khó khăn nhất với người nuôi biển bây giờ là vốn, bởi vốn vay mượn trước đó đều đã mất trắng, và nguồn giống, phải có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng về sau”, anh Nguyễn Minh Cương, người dân thôn Ngọc Nam chia sẻ. Người Đảng viên trẻ từng rèn luyện trong quân ngũ bảo, anh xác định trước hết phải tự lực chủ động nguồn vốn, “ngã ở đâu, đứng dậy ở đấy, chúng tôi sẽ không nản lòng”.

Trên những cánh đồng màu, nông dân thôn Bình Minh (xã Ngọc Vừng) cũng đang tất bật làm đất, ươm những dây khoai lang đặc sản của địa phương. 12 hecta khoai lang bị ngập úng do bão giữ lại được chưa tới 7 hecta, nhưng sẽ là nguồn thu nhập để bà con ổn định đời sống và đảm bảo an sinh. Bà Nguyễn Thị Phượng, bí thư chi bộ, trưởng thôn Bình Minh cho biết, dù khó chồng khó nhưng điều thuận lợi nhất là từ ban thôn, các đoàn thể đều đồng lòng vào cuộc, lại có thêm nguồn động viên hỗ trợ từ tỉnh, huyện, các nhà hảo tâm, giúp bà con trong thôn yên tâm sản xuất, giúp nhau từng luống khoai, dây giống.

Trên những cánh đồng màu, nông dân thôn Bình Minh (xã Ngọc Vừng) cũng đang tất bật làm đất, ươm những dây khoai lang đặc sản của địa phương. 12 hecta khoai lang bị ngập úng do bão giữ lại được chưa tới 7 hecta, nhưng sẽ là nguồn thu nhập để bà con ổn định đời sống và đảm bảo an sinh. Bà Nguyễn Thị Phượng, bí thư chi bộ, trưởng thôn Bình Minh cho biết, dù khó chồng khó nhưng điều thuận lợi nhất là từ ban thôn, các đoàn thể đều đồng lòng vào cuộc, lại có thêm nguồn động viên hỗ trợ từ tỉnh, huyện, các nhà hảo tâm, giúp bà con trong thôn yên tâm sản xuất, giúp nhau từng luống khoai, dây giống.

Cùng với khôi phục sản xuất, các lực lượng trên đảo đã liên tục ra quân dọn vệ sinh môi trường, nhanh chóng tái thiết cảnh quan các điểm du lịch, di tích tham quan. 2 cây đa lớn trong khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng vẫn đứng vững trước phong ba. Đây chính là 2 cây đa Bác trồng khi về thăm đảo ngày 12/11/1962, cũng là điểm tựa tinh thần, niềm tự hào của quân dân Ngọc Vừng, phát huy truyền thống hòn đảo Anh hùng LLVTND trong kháng chiến.

Cùng với khôi phục sản xuất, các lực lượng trên đảo đã liên tục ra quân dọn vệ sinh môi trường, nhanh chóng tái thiết cảnh quan các điểm du lịch, di tích tham quan. 2 cây đa lớn trong khuôn viên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Ngọc Vừng vẫn đứng vững trước phong ba. Đây chính là 2 cây đa Bác trồng khi về thăm đảo ngày 12/11/1962, cũng là điểm tựa tinh thần, niềm tự hào của quân dân Ngọc Vừng, phát huy truyền thống hòn đảo Anh hùng LLVTND trong kháng chiến.

Phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch là 2 lĩnh vực trọng tâm trong tổng thể nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội của xã đảo. “Riêng về hạ tầng cảnh quan phục vụ du lịch, chúng tôi khẩn trương dọn dẹp thực bì rừng phi lao đã gãy đổ xong trong tháng 11, nhân dân ủng hộ nhiệt tình để nghiên cứu trồng các loại cây mới, phù hợp thổ nhưỡng, cảnh quan. Sau khi trồng mới vào mùa xuân tới, rừng sẽ dần xanh trở lại”, ông Ngô Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết.

Phát triển kinh tế biển và dịch vụ du lịch là 2 lĩnh vực trọng tâm trong tổng thể nhiệm vụ khôi phục kinh tế - xã hội của xã đảo. “Riêng về hạ tầng cảnh quan phục vụ du lịch, chúng tôi khẩn trương dọn dẹp thực bì rừng phi lao đã gãy đổ xong trong tháng 11, nhân dân ủng hộ nhiệt tình để nghiên cứu trồng các loại cây mới, phù hợp thổ nhưỡng, cảnh quan. Sau khi trồng mới vào mùa xuân tới, rừng sẽ dần xanh trở lại”, ông Ngô Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng cho biết.

Trên mặt biển xanh của vịnh Bái Tử Long, những giàn phao nuôi trồng thủy sản đang “xếp hàng” ngay ngắn trở lại. Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh đã có 1 số chính sách theo thẩm quyền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, đồng thời đề nghị lên Chính phủ sửa đổi một số cơ chế, chính sách khác. Địa phương cũng phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân vay vốn lãi suất thấp, tiếp tục các gói hỗ trợ, khoanh nợ, giãn nợ…

Trên mặt biển xanh của vịnh Bái Tử Long, những giàn phao nuôi trồng thủy sản đang “xếp hàng” ngay ngắn trở lại. Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh đã có 1 số chính sách theo thẩm quyền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề do bão số 3, đồng thời đề nghị lên Chính phủ sửa đổi một số cơ chế, chính sách khác. Địa phương cũng phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân vay vốn lãi suất thấp, tiếp tục các gói hỗ trợ, khoanh nợ, giãn nợ…

Nhịp sống thường ngày đã trở lại xã đảo. “Và rất nhanh thôi khi ta chung tay xây dựng lại, bình minh ngày mai sẽ thêm tươi sáng hơn”, bà Nguyễn Thị Phượng, bí thư chi bộ, trưởng thôn Bình Minh khẳng định chắc nịch.

Nhịp sống thường ngày đã trở lại xã đảo. “Và rất nhanh thôi khi ta chung tay xây dựng lại, bình minh ngày mai sẽ thêm tươi sáng hơn”, bà Nguyễn Thị Phượng, bí thư chi bộ, trưởng thôn Bình Minh khẳng định chắc nịch.

Trường Giang-Lan Anh/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/dung-day-giua-bien-troi-dong-bac-post1127581.vov
Zalo