Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm bờ rào

Có một loại lá được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Ngoài ra, loại lá này cũng được biết đến trong y học cổ truyền, có tác dụng giúp trẻ lâu, ngừa ung thư, nhưng cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

Ăn lá chanh có lợi cho sức khỏe?

Chanh thường được sử dụng như một loại trái cây dùng pha nước để giải nhiệt cơ thể hoặc gia vị chế biến món ăn. Tuy nhiên lá của chúng cũng không kém phần quan trọng đối với sức khỏe.

Quả và lá chanh rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Quả và lá chanh rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Lá chanh là thứ không thể thiếu trong các món gà như gà luộc, khô gà… thì nhất định phải có lá chanh. Không chỉ là gia vị giúp tăng cường hương vị, lá chanh còn là một vị thuốc chữa bệnh.

Loại lá này có mùi thơm dễ chịu, làm tăng thêm hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn. Thông thường, lá chanh thường được sử dụng trong món súp, cà ri, món xào, cũng như trong một số đồ uống và món tráng miệng.

Chúng được dùng dưới dạng lá tươi hoặc khô, nhưng lá tươi thường có hương vị nồng hơn. Ngoài ra, lá chanh còn được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

Chữa ho do lạnh: Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hòa đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản...

Chống viêm: Trong Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hòa đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Không chỉ vậy, lá chanh còn rất tốt cho việc chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Giải cảm: Đặc biệt, lá chanh tươi có nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm rất hiệu quả. Nếu tận dụng đúng cách, lá chanh sẽ là "trợ thủ" đắc lực trong việc nấu nướng lẫn chăm sóc sức khỏe.

Đẩy lùi lão hóa: Gốc tự do là các phân tử không ổn định sinh ra trong quá trình chuyển hóa và tác động từ yếu tố bên ngoài như ánh mặt trời, ô nhiễm, stress. Sự tích tụ quá mức của gốc tự do có thể gây tổn thương tế bào và mô. Từ đó góp phần vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác.

Phòng ngừa ung thư: Cũng giống như quả chanh, lá chanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên đáng chú ý. Các chất chống oxy hóa có trong lá chanh bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpen, có khả năng ngăn chặn sự hình thành, tác động của các gốc tự do với cơ thể. Nhờ vậy mà bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và nguy cơ lão hóa sớm.

Giàu vitamin C: Hơn thế nữa, lá chanh cũng là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Ít ai biết rằng, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra vitamin C còn sở hữu khả năng tái tạo và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.

Hỗ trợ tiêu hóa: Theo VOV Các hợp chất trong lá chanh có thể kích thích sự tiết mật và ức chế hình thành khí trong ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đầy bụng... Lá chanh cũng có tính chất chống viêm và chống tắc nghẽn, giúp duy trì sự thông thoáng của hệ tiêu hóa.

Chống viêm, kháng khuẩn: Lá chanh chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên như citronellal, limonene, giúp ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Salmonella. Ngoài ra, lá chanh cũng giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu các triệu chứng viêm trong cơ thể.

Giảm lo lắng và căng thẳng, chữa mất ngủ: Tinh dầu từ lá chanh có thể được sử dụng như một phương pháp chữa mất ngủ. Axit citric và alkaloid trong lá chanh có khả năng làm giảm các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ, khó ngủ.

Một số lưu ý dùng lá chanh tốt cho sức khỏe

Lá chanh được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn và các vị thuốc. Ảnh minh họa.

Lá chanh được sử dụng nhiều trong việc chế biến các món ăn và các vị thuốc. Ảnh minh họa.

- Mặc dù lá chanh mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe, nhưng chúng có thể không phù hợp với tất cả mọi người.

- Đặc biệt những người bị dị ứng cam quýt, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng trước khi ăn lá chanh.

- Không nên sử dụng phần gân lá khi nấu ăn, chỉ sử dụng phần lá sẽ bớt đắng và thơm hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ làm đắng món ăn, chỉ cần 1-2 lá thái nhỏ là vừa.

- Không cho lá chanh vào trước hoặc trong khi đang nấu, bởi nhiệt độ cao sẽ khiến lá chanh bị đắng. Bạn chỉ nên cho vào sau cùng trước khi tắt bếp để lá chanh dậy mùi thơm. Với một số món cần sử dụng lá chanh để trộn, ướp trước khi chế biến, bạn nên cho số lượng ít, đủ để có chút mùi thơm nhẹ. Ngoài ra nên băm thật nhỏ lá chanh để không ảnh hưởng quá nhiều đến mùi vị món ăn.

Một lưu ý nhỏ là bạn luôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi kết hợp lá chanh hoặc bất kỳ loại thảo mộc mới nào vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt nếu bạn đang có những lo ngại về sức khỏe.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dung-chi-an-qua-la-loai-cay-nay-quy-nhu-nhan-sam-nguoi-ngheo-o-que-moc-um-tum-bo-rao-204241001104210385.htm
Zalo