Dữ liệu khoa học quốc tế chưa cho thấy thuốc lá làm nóng độc hại đến mức phải cấm

Theo ý kiến cơ quan ban ngành liên quan, cần có đánh giá toàn diện về thuốc lá làm nóng, đối chứng với những dữ liệu khoa học để từ đó đưa ra hướng kiểm soát hợp lý.

Tại Việt Nam, hiện Bộ Công Thương đang đề xuất quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) dưới Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) dựa trên hai cơ sở.

Thứ nhất, về phương diện pháp lý, TLLN đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng các tổ chức quốc tế và cơ quan chính phủ trên toàn cầu xác nhận là sản phẩm thuốc lá. Điều này có nghĩa TLLN cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật PCTHTL tại Việt Nam.

Thứ hai, về phương diện khoa học, TLLN đã được thẩm định bởi các tổ chức y tế quốc tế, chính phủ các nước, kể cả WHO và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo đó, sản phẩm này được xác nhận có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn đáng kể, trung bình đến 90% so với thuốc lá điếu truyền thống.

Vì vậy, theo ý kiến các cơ quan ban ngành liên quan và nhiều ĐBQH, cần có đánh giá đầy đủ và toàn diện về TLLN, có đối chứng với những dữ liệu khoa học hiện có trên toàn cầu bên cạnh ghi nhận trong nước, để từ đó đưa ra hướng kiểm soát hợp lý.

Điều này cũng đồng thời chứng minh các quyết định chính sách của Việt Nam đều dựa trên cơ sở khoa học minh bạch, tham khảo dữ liệu thực tiễn từ các nước đi trước, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội.

Nhật Bản trả lời cho những quan ngại về TLLN

Hiện có một số quan điểm đề xuất cấm TLLN vì lo ngại sản phẩm này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe, có thể tạo ra thế hệ nghiện mới cũng như đẩy lùi nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá của quốc gia. Đồng thời, có ý kiến cho rằng thiếu bằng chứng về hệ quả tích cực của việc hợp pháp hóa TLLN, thuốc lá mới tại các nước.

Trái ngược với các giả định về thất bại trong quản lý thuốc lá mới, Nhật Bản đã chứng minh hiệu quả trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá kể từ khi cho lưu hành TLLN trong 10 năm qua.

Một bảng hiệu tại Tokyo (Nhật Bản) nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN (Nguồn: Shutterstock).

Một bảng hiệu tại Tokyo (Nhật Bản) nêu rõ cấm hút thuốc lá điếu nhưng cho phép sử dụng TLLN (Nguồn: Shutterstock).

Từ năm 2017, Viện Y tế Công cộng Quốc gia Nhật Bản (NIPH) đã nghiên cứu về hàm lượng độc chất của TLLN và công bố: Hàm lượng nitrosamine (gây ung thư) và carbon monoxide (khí độc CO) của TLLN chỉ bằng 1/5 và 1/100 thuốc lá truyền thống.

Một nghiên cứu khác của Bộ Y tế và Trung tâm Ung thư Quốc gia (NCC) Nhật Bản cũng chỉ ra, mức độ phơi nhiễm với TLLN trong không gian kín được đánh giá là tương tự như chất lượng không khí thông thường, và không gây ra các bệnh do hút thuốc lá thụ động.

Từ đó đến nay, Nhật Bản đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể khi người hút thuốc lá điếu chuyển đổi sang TLLN càng nhiều hơn. Việc TLLN ngày càng được sử dụng nhiều ở người hút thuốc lá trưởng thành được xem là sự thành công thay vì lo ngại, bởi ít nhất người hút thuốc lá chưa thể cai đã có thể giảm phần lớn hàm lượng độc chất thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Đáng chú ý, theo một nghiên cứu do Bộ Y tế Nhật Bản ủy quyền thực hiện, chỉ có 0,1% thanh thiếu niên sửdụng TLLN, chứng tỏ sản phẩm không thu hút giới trẻ. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả khảo sát của FDA Hoa Kỳ khi quyết định cấp phép kinh doanh cho một sản phẩm TLLN tại Mỹ.

Các kết quả nghiên cứu trên đã có tác động tích cực đến quy định quản lý TLLN của chính phủ Nhật, với các điều khoảnnới lỏng hơn so với thuốc lá điếu, như nhãn cảnh báo sức khỏe không cần dùng hình ảnh bệnh tật do hút thuốc lá, cho phép sử dụng TLLN ở nhiều nơi cấm thuốc lá điếu... Đặc biệt, Nhật giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng trên TLLNso với thuốc lá điếu.

Không cần thiết tranh luận TLLN có là thuốc lá hay không

Trên thực tế, dù có sự khác biệt trong chính sách quản lý TLLN giữa các nước, nhưng trên toàn cầu đều thống nhất định danh TLLN là thuốc lá (bao gồm cả loại lai giữa nguyên liệu thuốc lá khô và dung dịch nicotine).

Tại Mỹ, FDA xác định TLLN là thuốc lá không đốt cháy, phân loại là “thuốc lá được làm nóng”, khác với thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử.

Tại Hội nghị COP10 đầu năm 2024, WHO tái khẳng định TLLN là thuốc lá và thuộc phạm vi của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) theo quyết định từ COP8 (2018).

Từ năm 2020, WHO đã chính thức công bố TLLN là thuốc lá.

Từ năm 2020, WHO đã chính thức công bố TLLN là thuốc lá.

Mới đây nhất, Tổ chức ISO phân loại cho TLLN theo một danh mục riêng so với thuốc lá điếu hay TLĐT. Tiêu chuẩn ISO quốc tế này xác định TLLN là “sản phẩm có chứa nguyên liệu là thuốc lá được làm nóng (không đốt cháy) để tạo ra khí hơi có chứa nicotine”.

Tại Việt Nam, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Chúng tôi khẳng định TLLN là thuốc lá vì được chế tạo từ nguyên liệu thuốc lá dưới dạng mẩu thuốc, sau đó lắp vào thiết bị để hút. Thay vì đốt cháy điếu thuốc thì thiết bị này sẽ làm nóng nguyên liệu thuốc lá”.

Song song đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cũng khẳng định: “TLLN chỉ thay đổi cách “đốt” thuốc lá (khác với thuốc lá điếu), nhưng vẫn có tính chất là sợi thuốc lá và các chất của thuốc lá, nên nó vẫn là thuộc khái niệm thuốc lá”.

Do đó, các chuyên gia nhận định, việc tiếp tục bàn thảo về tính tương thích của định nghĩa thuốc lá đối với TLLN đang trì hoãn việc thống nhất khung pháp lý để kiểm soát mặt hàng này. Một mặt, quốc tế đã đồng thuận xác định TLLN là thuốc lá. Mặt khác, cơ quan chủ quản ngành và cơ quan tư pháp trong nước cũng khẳng định TLLN được sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá, nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật PCTHTL.

Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này theo tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội đã đề ra cho các bộ ngành liên quan, cần thống nhất phương án quản lý trong năm 2024

.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/du-lieu-quoc-te-chua-cho-thay-thuoc-la-lam-nong-doc-hai-den-phai-cam-a671188.html
Zalo