Du lịch 'không tiền mặt', xu hướng mới bùng nổ, tăng trưởng 250%

Người dân TP.HCM vung tay chi tiêu cho ăn uống và du lịch, tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2023

Nền kinh tế Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm 2024, với sức mua của người tiêu dùng tăng cao, tạo đà cho nhiều ngành nghề hồi phục. Điển hình là các ngành F&B, du lịch, bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng bứt phá, gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2023.

Xu hướng thanh toán không tiền mặt

Xu hướng thanh toán không tiền mặt

Thanh toán không tiền mặt bùng nổ trong nửa đầu năm 2024: Nhu cầu du lịch, ăn uống tăng cao

Song hành cùng sự phục hồi kinh tế, hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Payoo, tổng giá trị thanh toán không tiền mặt qua nền tảng này đã tăng 58% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thanh toán QR tiếp tục dẫn đầu xu hướng với mức tăng 2,5 lần, tiếp theo là thanh toán thẻ quốc tế (tăng 64%) và thẻ nội địa (tăng 7%). Đặc biệt, hình thức thanh toán không tiếp xúc qua NFC ngày càng được ưa chuộng, chiếm hơn 65% tổng số giao dịch thanh toán qua thẻ.

Không gian trên bến dưới thuyền tại Bến Nội Đô kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tái hiện chợ nổi sông nước miền Tây Nam Bộ.

Không gian trên bến dưới thuyền tại Bến Nội Đô kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tái hiện chợ nổi sông nước miền Tây Nam Bộ.

Ngành du lịch cũng phục hồi mạnh mẽ với số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế tăng cao. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 72% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3% so với thời kỳ cao điểm trước dịch năm 2019.

Giao dịch qua thẻ quốc tế phát hành tại nước ngoài trên nền tảng Payoo tăng 2.6 lần về số lượng và 2.5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở các lĩnh vực ăn uống và mua sắm tại trung tâm thương mại.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu du lịch nội địa, với thanh toán không tiền mặt cho dịch vụ tour du lịch tăng 2.5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Bán lẻ bùng nổ với mức tăng bằng lần

Nửa đầu năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ, với mức tăng đột phá nhờ sự hỗ trợ từ nền kinh tế đang phục hồi. Ngành hàng vàng bạc đá quý và trang sức ghi nhận mức tăng lớn nhất, với số lượng giao dịch tăng 2.5 lần và giá trị tăng 4 lần so với cùng kỳ. PNJ báo cáo mức doanh thu kỷ lục trong quý 1, với doanh thu thuần tăng gần 30% so với năm trước.

Bên cạnh đó, nhu cầu về sức khỏe và sắc đẹp cũng tăng cao, thể hiện qua số lượt bán vé giải chạy, đạp xe, và giao dịch tại nhà thuốc, đơn vị bán thực phẩm chức năng. Ngành bán lẻ dược phẩm ghi nhận mức tăng gấp đôi về số lượng và 2.4 lần về giá trị giao dịch.

Nhóm siêu thị và cửa hàng tiện lợi duy trì đà tăng trưởng ổn định với mức tăng 50% về số lượng và 30% về giá trị. Các trung tâm thương mại, nơi tập trung nhiều cửa hàng thời trang, mỹ phẩm và F&B, cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, tăng 30% về số lượng và 15% về giá trị so với cùng kỳ.

Nửa sau năm 2024 dự kiến sẽ là giai đoạn phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ, nhờ hai mùa cao điểm mua sắm là mùa hè và mùa lễ hội cuối năm. Các chương trình khuyến mại từ các tổ chức tài chính và nhãn hàng, cùng với “háng khuyến mại tập trung” do Sở Công Thương TP.HCM phát động, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu tiêu dùng.

Từ cuối tháng 6 năm nay, Napas, Mastercard và Payoo sẽ phối hợp triển khai chương trình khuyến mãi hấp dẫn trên toàn quốc với sự tham gia của gần 40 đối tác, hàng trăm thương hiệu và hàng ngàn cửa hàng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy sức mua, người tiêu dùng được trải nghiệm những tiện ích vượt trội của thanh toán không tiếp xúc và thị trường bán lẻ được hỗ trợ hồi phục và phát triển toàn diện.

Hoàng Anh

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/mua-sam/du-lich-khong-tien-mat-xu-huong-moi-bung-no-tang-truong-250-c16a76030.html
Zalo