Dự kiến sau sắp xếp, huyện Ba Tơ còn lại 8 xã
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Ba Tơ còn lại 8 xã, gồm: Ba Vì, Ba Dinh, Ba Tô, Ba Tơ, Ba Vinh, Ba Động, xã Đặng Thùy Trâm và xã Ba Xa hiện nay, vì đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số.
1. Thành lập xã Ba Vì trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Vì, xã Ba Tiêu và xã Ba Ngạc thuộc huyện Ba Tơ.

Trung tâm huyện Ba Tơ nhìn từ trên cao. Ảnh: TL
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Vì có: 125,402 km2 (đạt 125,402% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 11.372 người (đạt 227,440% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Ba Dinh (mới) và xã Ba Tô (mới); phía Tây giáp tỉnh Kon Tum hiện nay; phía Nam giáp xã Ba Xa; phía Bắc giáp xã Sơn Kỳ (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Vì hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi. Xã Ba Vì hình thành sau sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Ba Vì phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân. Xã Ba Vì là trung tâm tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực phía Tây huyện Ba Tơ, là đầu mối giao thông quan trọng giữa đô thị mới với các xã trong huyện và giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển cho các khu vực khác trên địa bàn huyện.
Trụ sở đặt tại xã Ba Vì hiện nay vì có cửa ngõ giao thông Quốc lộ 24 đi qua, địa giới hành chính thuận lợi giao thông đi lại của tổ chức, người dân, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch chính quyền sau sắp xếp; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
2. Thành lập xã Ba Tô trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Tô, xã Ba Nam và xã Ba Lế thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Tô có: 274,396 km2 (đạt 274,396% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 9.555 người (đạt 191,100% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Ba Dinh (mới) và tỉnh Gia Lai (mới); phía Tây giáp xã: Ba Xa, Ba Vì (mới); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (mới); phía Bắc giáp xã Ba Dinh (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Tô hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi. Xã Ba Tô hình thành sau sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Ba Tô phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân. Xã Ba Tô nằm trên Quốc lộ 24 nhằm kết nối các tuyến giao thông đã được phê duyệt đường thị trấn Ba Tơ-Ba Dinh-Ba Tô-Ba Vì; giữa tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên; bảo đảm tính kết nối lưu thông giữa các địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trụ sở đặt tại xã Ba Tô hiện nay thuận lợi kết nối giao thông, liên kết các xã lân cận vì có tuyến giao thông Quốc lộ 24 đi qua; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
3. Thành lập xã Ba Dinh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Dinh và xã Ba Giang thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Dinh có: 97,048 km2 (đạt 97,048% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 7.257 người (đạt 145,140% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Ba Tơ (mới) và xã Ba Vinh (mới); phía Tây giáp xã Ba Tô (mới), xã Ba Vì (mới) và xã Sơn Kỳ (mới); phía Nam giáp xã Ba Tơ (mới) và xã Ba Tô (mới); phía Bắc giáp xã Ba Vinh (mới) và xã Minh Long 1 (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Dinh hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi.
Việc nhập 2 xã mang yếu tố lịch sử khi năm 2009 xã Ba Giang thành lập mới trên cơ sở tách ra từ xã Ba Dinh để thành lập mới thành 02 xã Ba Dinh và Ba Giang. Cả 02 xã Ba Dinh, Ba Giang là xã có vị trí trọng điểm quốc phòng thuộc trường hợp không bắt buộc sắp xếp ĐVHC; tuy nhiên để mở rộng không gian phát triển nên thực hiện sắp xếp 02 xã thành ĐVHC mới và không nhập thêm với 01 ĐVHC thứ 3 liền kề dễ đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội. Mặt khác, giai đoạn 2019 - 2021, xã Ba Chùa (cũ) là ĐVHC liền kề với xã Ba Dinh đã thực hiện sáp nhập một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số vào xã Ba Dinh theo Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên việc sắp xếp 02 xã Ba Dinh và Ba Giang là phù hợp.
Việc lấy tên gọi xã Ba Dinh phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp và lấy lại tên xã nguyên trước đây xã Ba Dinh, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân.
Trụ sở đặt tại xã Ba Dinh hiện nay thuận lợi kết nối giao thông, liên kết các xã lân cận vì có tuyến giao thông Quốc lộ 24 đi qua; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
4. Thành lập xã Ba Tơ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 ĐVHC cấp xã: Thị trấn Ba Tơ, xã Ba Bích và xã Ba Cung thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Tơ có: 120,912 km2 (đạt 120,912% so với tiêu chuẩn), quy mô dân số 12.263 người (đạt 245,260% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Đặng Thùy Trâm (mới) và xã Ba Động (mới); phía Tây giáp xã Ba Dinh (mới); phía Nam giáp xã Ba Tô (mới); phía Bắc giáp xã Ba Vinh (mới) và xã Ba Động (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Trung tâm Chính trị - Hành chính huyện Ba Tơ hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi.
Việc nhập 3 xã nhằm tăng quy mô ĐVHC mới sau sắp xếp, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ, đảm bảo hài hòa về hình thể ĐVHC, chức năng, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt. Xã Ba Tơ hình thành sau sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Ba Tơ phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại tên của ĐVHC huyện Ba Tơ (trước sắp xếp), giữ lại địa danh huyện Ba Tơ anh hùng, mang giá trị lịch sử, văn hóa của huyện.
Trụ sở đặt thị trấn Ba Tơ hiện nay vì Trung tâm Chính trị - Hành chính, văn hóa - xã hội - kinh tế của huyện Ba Tơ hiện nay đặt trên địa giới hành chính của thị trấn Ba Tơ, được quy hoạch định hướng để khai thác không gian phát triển tiềm năng trên cơ sở các vùng không gian kinh tế động lực thuộc 4 hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh và là 1 trong 3 đô thị gắn với du lịch, công nghiệp và kinh tế nông nghiệp xanh tạo động lực phát triển được xác định trong quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển thời gian đến; thuận lợi kết nối giao thông, liên kết các xã lân cận; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
5. Thành lập xã Ba Vinh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Điền và xã Ba Vinh thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Vinh có: 115,000 km2 (đạt 115,000% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 6.425 người (đạt 128,500% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Ba Động (mới); phía Tây giáp xã Ba Dinh (mới); phía Nam giáp xã Ba Tơ (mới) và xã Ba Dinh (mới); phía Bắc giáp xã Minh Long 1 (mới) và xã Nghĩa Hành 3 (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Vinh hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi; 02 xã đều là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ cao.
Việc nhập 2 xã nhằm tăng quy mô ĐVHC mới sau sắp xếp, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ, đảm bảo hài hòa về hình thể ĐVHC, chức năng, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với định hướng quy hoạch. Xã Ba Vinh hình thành sau sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Ba Vinh phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân.
Trụ sở đặt tại xã Ba Vinh hiện nay thuận lợi kết nối giao thông, liên kết các xã lân cận vì xã Ba Vinh là ĐVHC nằm cửa ngõ tuyến đường tỉnh qua xã Ba Vinh đến xã Ba Điền; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
6. Thành lập xã Ba Động trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Liên, xã Ba Thành và xã Ba Động thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Ba Động có: 103,008 km2 (đạt 103,008% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 7.688 người (đạt 153,760% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp xã Nguyễn Nghiêm (mới); phía Tây giáp xã Ba Vinh (mới); phía Nam giáp xã Ba Tơ (mới) và xã Đặng Thùy Trâm (mới); phía Bắc giáp xã Nghĩa Hành 3 (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Động hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; các xã có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo; giao thông đi lại và thông tin liên lạc giữa các xã thuận lợi. Xã Ba Động hình thành sau sắp xếp đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
Việc lấy tên gọi xã Ba Động phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, nhằm giữ lại một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước sắp xếp, ít thay đổi các thủ tục, giấy tờ… của ĐVHC mới sau sắp xếp liên quan đến tổ chức, cá nhân và nhằm định hướng hình thành đô thị khu Đông (đô thị Ba Động) theo quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; địa danh xã Ba Động có tên từ năm 1930, có địa giới hành chính ổn định đến nay chưa thay đổi, điều chỉnh lần nào; mang dấu ấn lịch sử là nơi có tổ chức đảng đầu tiên của huyện Ba Tơ (Chi bộ Bãi Ri) được thành lập sớm nhất tháng 4/1930.
Trụ sở đặt tại xã Ba Động hiện nay thuận lợi kết nối giao thông, liên kết các xã lân cận vì có tuyến giao thông Quốc lộ 24 đi qua; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.
7. Thành lập xã Đặng Thùy Trâm trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 2 ĐVHC cấp xã: Xã Ba Trang và xã Ba Khâm thuộc huyện Ba Tơ.
Kết quả sau sắp xếp: Xã Đặng Thùy Trâm có: 199,403 km2 (đạt 199,403% so với tiêu chuẩn), Quy mô dân số 4.494 người (đạt 89,880% so với tiêu chuẩn). Các ĐVHC cùng cấp liền kề: Phía Đông giáp phường Đức Phổ (mới) và xã Khánh Cường (mới); phía Tây giáp xã Ba Tơ (mới) và xã Ba Tô (mới); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (mới); phía Bắc giáp xã Nguyễn Nghiêm (mới) và xã Ba Động (mới).
Nơi đặt trụ sở làm việc của ĐVHC: Xã Ba Trang hiện nay. Cơ sở và lý do của việc sắp xếp ĐVHC, đặt tên, trụ sở của ĐVHC sau sắp xếp. Việc sắp xếp các ĐVHC nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp ĐVHC cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 02 cấp; xã Ba Trang và Ba Khâm có địa giới hành chính liền kề, có nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh luôn đảm bảo.
Tuy nhiên 02 xã: Ba Trang, Ba Khâm có vị trí biệt lập, khó kết nối giao thông với đơn vị liền kề là thị trấn Ba Tơ về hướng Tây, xã Phổ Nhơn hiện nay về hướng Đông, xã Ba Liên hiện nay về hướng Bắc; còn về hướng Nam giáp huyện An Lão tỉnh Gia Lai (mới) - tỉnh Bình Định hiện nay; mặt khác, việc nhập 02 xã có diện tích rất lớn (199,403 km2) nên nếu nhập thêm với 01 xã thứ 3 liền kề dẫn đến địa bàn rất rộng, khó quản lý, phức tạp và có khả năng ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung của địa phương.
Việc lấy tên gọi xã Đặng Thùy Trâm phù hợp với nguyên tắc, quy định về đặt tên ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Theo đó, lấy tên của đồng chí Đặng Thùy Trâm, người đã có công đóng góp to lớn, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của tỉnh Quảng Ngãi nói chung, trong đó có xã Ba Trang nói riêng. Ba Trang là nơi đồng chí Đặng Thùy Trâm đã hy sinh vào ngày 22/6/1970 khi thực hiện nhiệm vụ.
Điểm di tích lịch sử Bệnh xá Đức Phổ tại thôn Nước Đang thuộc xã Ba Trang là một trong những điểm thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa gắn liền với hoạt động cách mạng của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong kháng chiến chống Mỹ (gồm: Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, cùng các điểm di tích gắn liền với hoạt động của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm trong chiến tranh như: Trạm Phẫu thuật tiền phương ở núi Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh; Hầm bí mật tại vườn nhà Y sỹ Tạ Thị Ninh ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường; Bệnh xá Đức Phổ tại Đồi Gò Chày thôn Đông Răm 1, xã Ba Khâm), khu di tích được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh. Tháng 02/2006, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Do đó, việc đặt tên thành xã Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa lịch sử đối với xã Ba Trang hiện nay.
Trụ sở đặt tại Xã Ba Trang hiện nay thuận lợi trong kết nối giao thông vì xã Ba Trang là ĐVHC nằm cửa ngõ tuyến đường tỉnh hướng Tây xã Ba Trang trung tâm thị trấn Ba Tơ hiện nay, có diện tích rộng hơn nhiều so với xã Ba Khâm; thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch; cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động làm việc.