Du khách 'check -in' với xe tăng, bãi cọc trận Bạch Đằng tại trung tâm TP.HCM

Triển lãm nghệ thuật 'Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975' tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ trưng bày mô hình bãi cọc Bạch Đằng và xe tăng treo ngược.

Ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VTC News, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), triển lãm ngoài trời với chủ đề Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975 của họa sĩ thị giác Lê Hữu Hiếu (43 tuổi) đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.

Ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VTC News, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), triển lãm ngoài trời với chủ đề Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975 của họa sĩ thị giác Lê Hữu Hiếu (43 tuổi) đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan.

Không gian trưng bày kết hợp yếu tố lịch sử và nghệ thuật thị giác, góp phần tạo điểm nhấn độc đáo trong chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ.

Không gian trưng bày kết hợp yếu tố lịch sử và nghệ thuật thị giác, góp phần tạo điểm nhấn độc đáo trong chuỗi hoạt động chào mừng đại lễ.

Triển lãm diễn ra từ ngày 19 - 25/4, thu hút sự chú ý bởi quy mô và hình thức thể hiện độc đáo. Không gian trưng bày trải dài trên diện tích rộng 20 mét và dài 100 mét, tạo nên một khu vực nghệ thuật ngoài trời sống động giữa lòng thành phố.

Triển lãm diễn ra từ ngày 19 - 25/4, thu hút sự chú ý bởi quy mô và hình thức thể hiện độc đáo. Không gian trưng bày trải dài trên diện tích rộng 20 mét và dài 100 mét, tạo nên một khu vực nghệ thuật ngoài trời sống động giữa lòng thành phố.

Tại đây, người dân và du khách có dịp chiêm ngưỡng 27 pho tượng với chiều cao từ 3,3 đến 4,5 mét, cùng bộ tranh sơn mài khổ lớn dài 9,5 mét và cao 4 mét, gồm 18 tấm ghép lại. Đặc biệt, điểm nhấn của triển lãm là 30 cọc gỗ mô phỏng hình ảnh chiến thắng Bạch Đằng, được khắc bài thơ “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Những cọc gỗ này được phủ sơn mài, cao từ 5,6 đến 9 mét, với tổng trọng lượng ước tính khoảng 60 tấn, tạo nên một không gian nghệ thuật hoành tráng, đậm dấu ấn lịch sử.

Các tác phẩm điêu khắc quy mô lớn được bố trí liên hoàn trong không gian triển lãm, tạo nên một tổng thể nghệ thuật sống động và giàu tính biểu tượng. Mỗi cụm trưng bày là một lát cắt lịch sử, góp phần tái hiện những dấu mốc vàng son trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ chiến thắng Bạch Đằng hào hùng của cha ông đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.

Các tác phẩm điêu khắc quy mô lớn được bố trí liên hoàn trong không gian triển lãm, tạo nên một tổng thể nghệ thuật sống động và giàu tính biểu tượng. Mỗi cụm trưng bày là một lát cắt lịch sử, góp phần tái hiện những dấu mốc vàng son trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ chiến thắng Bạch Đằng hào hùng của cha ông đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong không gian triển lãm là tượng Thần Bảo Hộ – tác phẩm gây ấn tượng mạnh với người xem. Hình tượng này được họa sĩ Lê Hữu Hiếu sáng tạo dựa trên tín ngưỡng đa thần cổ truyền của người Việt, mang đậm màu sắc tâm linh và tinh thần bảo vệ đất nước

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong không gian triển lãm là tượng Thần Bảo Hộ – tác phẩm gây ấn tượng mạnh với người xem. Hình tượng này được họa sĩ Lê Hữu Hiếu sáng tạo dựa trên tín ngưỡng đa thần cổ truyền của người Việt, mang đậm màu sắc tâm linh và tinh thần bảo vệ đất nước

Tác phẩm được chế tác công phu từ những thanh gỗ mít ngâm bùn - chất liệu truyền thống gắn liền với đời sống người Việt. Sau khi được hong khô, xử lý bằng lửa và sơn đen bóng, tượng Thần Bảo Hộ không chỉ gợi lên vẻ uy nghi, linh thiêng mà còn biểu trưng cho sức mạnh bền bỉ, dẻo dai và kiên cường của dân tộc Việt Nam qua bao thời kỳ lịch sử.

Tác phẩm được chế tác công phu từ những thanh gỗ mít ngâm bùn - chất liệu truyền thống gắn liền với đời sống người Việt. Sau khi được hong khô, xử lý bằng lửa và sơn đen bóng, tượng Thần Bảo Hộ không chỉ gợi lên vẻ uy nghi, linh thiêng mà còn biểu trưng cho sức mạnh bền bỉ, dẻo dai và kiên cường của dân tộc Việt Nam qua bao thời kỳ lịch sử.

Điểm độc đáo của cụm trưng bày này nằm ở cách thể hiện mới mẻ, khi họa sĩ kết hợp hình ảnh bãi cọc truyền thống với sự xuất hiện của chiếc xe tăng M24 Chaffee.

Điểm độc đáo của cụm trưng bày này nằm ở cách thể hiện mới mẻ, khi họa sĩ kết hợp hình ảnh bãi cọc truyền thống với sự xuất hiện của chiếc xe tăng M24 Chaffee.

Mẫu xe tăng này từng được Mỹ viện trợ cho quân đội Pháp vào năm 1953, và việc đưa vào không gian nghệ thuật mang tính biểu tượng này không chỉ khơi gợi chiều sâu lịch sử, mà còn gợi nhắc đến những giai đoạn kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp táo bạo giữa cổ xưa và hiện đại tạo nên một góc nhìn đa chiều, đầy suy ngẫm về hành trình bảo vệ và giành độc lập cho Tổ quốc.

Mẫu xe tăng này từng được Mỹ viện trợ cho quân đội Pháp vào năm 1953, và việc đưa vào không gian nghệ thuật mang tính biểu tượng này không chỉ khơi gợi chiều sâu lịch sử, mà còn gợi nhắc đến những giai đoạn kháng chiến hào hùng của dân tộc Việt Nam. Sự kết hợp táo bạo giữa cổ xưa và hiện đại tạo nên một góc nhìn đa chiều, đầy suy ngẫm về hành trình bảo vệ và giành độc lập cho Tổ quốc.

Khoảng 30 cọc gỗ được trưng bày trong triển lãm được chế tác từ gỗ bạch đàn xoắn, khai thác trực tiếp tại khu vực đầu nguồn sông Bạch Đằng – nơi gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc. Mỗi cọc có chiều cao dao động từ 5,6 đến 9 mét, góp phần tạo nên một không gian trưng bày hoành tráng và giàu tính biểu tượng.

Khoảng 30 cọc gỗ được trưng bày trong triển lãm được chế tác từ gỗ bạch đàn xoắn, khai thác trực tiếp tại khu vực đầu nguồn sông Bạch Đằng – nơi gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc. Mỗi cọc có chiều cao dao động từ 5,6 đến 9 mét, góp phần tạo nên một không gian trưng bày hoành tráng và giàu tính biểu tượng.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/du-khach-check-in-voi-xe-tang-bai-coc-tran-bach-dang-tai-trung-tam-tp-hcm-ar939603.html
Zalo