Dự báo THỜI TIẾT Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; tin KHÔNG KHÍ LẠNH mạnh và các chỉ đạo ứng phó
Dự báo giai đoạn chính Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, từ 27-31/1 (28 tháng Chạp đến mùng 3 Tết), Miền Bắc chịu tác động của gió mùa đông bắc khiến trời rét, vùng núi có rét đậm, phía Đông Bắc Bộ có ngày có mưa nhỏ, mưa phùn.
NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT PHỤC VỤ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ từ ngày 25/1-2/2/2024 (từ ngày 26 tháng Chạp đến mùng 5 Tết)
Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Khu vực Trung Trung Bộ
Khu vực Nam Trung Bộ
Khu vực Tây Nguyên
Khu vực Nam Bộ
Hiện nay (26/01), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Dự báo diễn biến không khí lạnh trong 24 giờ đến 48 giờ tới:
Trên đất liền: ngày và đêm 26/01, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6-7.
Ở Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; từ đêm 26/01, ở Bắc Trung Bộ trời rét đậm; ở Trung Trung Bộ từ đêm 26/01, trời chuyển rét.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, vùng núi Bắc Bộ 6-8 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16-19 độ.
Khu vực Hà Nội: ngày có lúc có mưa, mưa rào. Trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ.
Trên biển: Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 2,0-4,5m.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3,0-5,0m.
Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3,0-5,0m.
Từ chiều tối ngày 26/01, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3,0-5,0m.
Dự báo chi tiết:
Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm:
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ngày và đêm 26/01, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác; từ ngày 26-28/01, khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông.
Vùng núi xảy ra rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá và sương muối.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội
Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
Trời rét đậm, rét hại, băng giá và sương muối có khả năng ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển
Ngày 23/1/2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản số 695/BNN-ĐĐ đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm ngày 26/01/2025, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ, vùng núi Bắc Bộ từ 6-8 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc, Giữa và Nam Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố:
Đối với rét (các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ):
- Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, Nhân dân chủ động phòng tránh.
- Rà soát phương án ứng phó với rét; hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.
Đối với gió mạnh trên biển (các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang):
Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Yên Bái chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm ngày 26/01, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9 – 12 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh hiệu quả với diễn biến bất lợi của thời tiết, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đề nghị các thành viên và UBND các huyện, thị xã, thành phố cần thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, theo dõi chặt chẽ diễn biến không khí lạnh, rét hại có thể xảy ra để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Cùng với đó, triển khai các biện pháp phòng tránh rét, đảm bảo an toàn cho người dân nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh; chủ động triển khai các biện pháp chống rét cho cây trồng và vật nuôi; sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.
Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin về diễn biến thời tiết, thiên tai và kỹ năng ứng phó với rét đậm, rét hại để các cấp chính quyền và người dân chu động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Đồng thời tổ chức trực ban nghiêm 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển
Thực hiện Công văn số 695/BNN-ĐĐ ngày 23/01/2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; để chủ động ứng phó thiên tai, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trường Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Giảm đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tình và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên thông tin về diễn biến của rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển để chủ động chỉ đạo triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ", nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai có thể gây ra, nhất là thiệt hại về người, cây trồng, vật nuôi và thủy sản; đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Khẩn trương chỉ đạo, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, gió mạnh trên biển cho người, cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc biệt là đàn gia súc theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của tình; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là và bị động. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, thiên 1 tại trên địa bàn để thông tin kịp thời cho người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
- Đối với người: Hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.
- Đối với trồng trọt: Tuyệt đối không gieo cấy, są trong những ngày nhiệt độ xuống dưới 15°C; che phủ nỉ lông 100%, tưới giữ ẩm chân mạ đối với diện tích mạ đã gieo; điều tiết duy trì mực nước nông trên mặt ruộng đối với diện tích lúa đã cấy, đã sạ, không bón phân thúc trong những ngày trời rét, tiếp tục thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông, thu hoạch mía, sắn nguyên liệu phù hợp với kế hoạch chế biến của các nhà máy; đồng thời vệ sinh đồng ruộng, giải phóng đất để sản xuất vụ Xuân đảm bảo thời vụ khi thời tiết thuận lợi; kiểm tra rà soát và có phương án dự phòng nguồn giống cây trồng, vật tư phải gieo trồng lại khi rét đậm, rét hại kéo dài. để chắm, dặm hoặc
- Đối với vật nuôi: Tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân vào những ngày giả rét không chăn thả và không bắt gia súc làm việc, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12° C cần thực hiện nghiêm việc nuôi nhốt gia súc tại chuồng, áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm; hướng dẫn các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn cho vật nuôi, tăng cường chế độ chăm sóc để nâng cao sức đề kháng phòng chống dịch bệnh và tăng sức chống chịu với giá rét; giữ khô nền chuồng, che chắn tránh gió lùa, làm áo khoác giữ kín, giữ ấm, tạo nguồn nhiệt (đốt trấu, củi...) sưởi ấm cho gia súc. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm theo quy định.
- Đối với thủy sản: Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của gió mạnh trên biển, thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ tàu cá hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn.
Hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở nuôi thương phẩm chủ động các biện pháp phòng chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và nuôi thủy sản thương phẩm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản tại các địa phương.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và công tác phòng, chống đói, rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh; sắp xếp tàu cá neo đậu tại các khu neo đậu đảm bảo an toàn; theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển qua hệ thống giám sát hành trình tiếp nhận thông tin, vị trí hoạt động của tàu cá trên biển để có giải pháp cứu hộ, cứu nạn kịp thời.
3. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của rét đậm, rét hại, gió mạnh trên biển; dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, Đài Thông tin Duyên hải Thanh Hóa, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai và biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại, gió mạnh trên biển để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.
5. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo tình hình về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh và Văn phòng thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Cụ thể theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm, dự báo trong giai đoạn trước Tết từ 17-25/1 (18-26 tháng Chạp), khu vực Bắc Bộ sáng có sương mù nhẹ, ngày nắng ráo, trời tiếp tục rét.
Khu vực Trung Bộ, vùng từ Thanh Hóa - Huế nhiều mây, hầu như không mưa, trời rét.
Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận phía Bắc đêm và sáng trời rét, ngày trời nắng nhẹ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ đêm và sáng sớm mây nhiều, có sương mù và sương mù nhẹ, ngày trời nắng, không xảy ra nắng nóng.
Tết Nguyên đán: Miền Bắc rét đậm; Trung bộ có mưa; Đông Nam Bộ ảnh hưởng triều cường
Đáng chú ý, giai đoạn chính Tết từ 27-31/1 (28 tháng Chạp đến mùng 3 Tết), Miền Bắc chịu tác động của gió mùa đông bắc khiến trời rét, vùng núi có rét đậm, phía Đông Bắc Bộ có ngày có mưa nhỏ, mưa phùn.
Khu vực Bắc Trung Bộ cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh trong dịp Tết nên trời rét, có mưa nhỏ vài nơi.
Khu vực Trung và Nam Trung Bộ những ngày giáp Tết có khả năng xuất hiện mưa, mưa rào rải rác, thời gian mưa tập trung vào các ngày 27-29 tháng Chạp.
Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, khu vực ven biển miền Đông Nam Bộ sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt triều cường diễn ra từ ngày 30/1 - 2/2 (mùng 2-5 Tết), đỉnh triều cao nhất trong đợt này có thể đạt 4,1m, gây ngập úng cục bộ cho một số khu vực ven biển, cửa sông.
Dự báo thời tiết các khu vực từ đêm 24/01 đến ngày 26/01
- Bắc Bộ:
+ Đêm 24/01 và ngày 25/01: có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng; riêng đồng bằng và ven biển đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm.
+ Đêm 25/01 và ngày 26/01: có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trời rét đậm, vùng núi rét hại.
- Bắc Trung Bộ: có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; đêm 25 và ngày 26/01/01 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Đêm và sáng trời rét; từ ngày 26/01 trời rét đậm.
- Trung Trung Bộ: có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng; từ ngày 26/01 có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông.
- Các khu vực khác: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng.
Biến đổi thời tiết từ đêm 26/01 đến ngày 03/02
- Bắc Bộ: từ đêm 26-30/01, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng.
Từ ngày 31/01-02/02 có mưa vài nơi, sáng sớm sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Riêng đồng bằng và ven biển đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Từ đêm 26-29/01 có khả năng xảy ra rét đậm, ở vùng núi Bắc Bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
- Bắc Trung Bộ: có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, khoảng từ đêm 26-29/01 có khả năng xảy ra rét đậm.
- Khu vực Trung Trung Bộ: có mưa vài nơi; từ đêm 26-28/01 có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to có dông. đêm và sáng trời rét; riêng từ đêm 26-29/01 trời rét.
- Các khu vực khác: đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo xu thế khí hậu thời hạn tháng thời kỳ từ ngày 21/01-20/02/2025
Nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên phổ biến thấp hơn so với nhiệt độ trung bình từ 0,5-1,0oC; các khu vực còn lại phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng Nam Bộ có nơi cao hơn 0,5-1,0oC.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến thấp hơn từ 10-20mm so với trung bình nhiều năm. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Cảnh báo thời tiết nguy hiểm:
Không khí lạnh: Trong thời kỳ từ ngày 21/01-20/02/2025, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, gây nhiều ngày rét đậm, rét hại.
Mưa diện rộng: Trong thời kỳ dự báo, khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện một số ngày mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động cùa tàu thuyền.
Trên đất liền, không khí lạnh có thể gây ra nhiều ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc, nguy cơ kèm theo sương muối và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng và sức khỏe của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía bắc.
Những hình thái thời tiết năm 2025
Năm 2025 được dự báo hiện tượng ENSO có khả năng trở lại trạng thái trung tính với xác suất từ 55-65% trong khoảng thời gian 3 tháng (3, 4 và 5/2025) và nhiều khả năng sẽ duy trì trạng thái trung tính trong những tháng còn lại của năm 2025.
Như vậy, hiện tượng ENSO ở trong điều kiện La Nina có thể tồn tại trong thời gian ngắn (có thể chỉ trong vài tháng đầu năm 2025, chưa đủ dài để đạt chỉ tiêu về thời gian duy trì để xác định một chu kỳ La Nina), sau đó khả năng cao sẽ dần trở lại trạng thái trung tính và với diễn biến.
Trước dự báo trên, ông Hoàng Phúc Lâm lưu ý một số hình thái thời tiết, khí hậu năm 2025 đáng chú ý như:
Trong điều kiện La Nina, ở khu vực Thái Bình Dương, gió tín phong sẽ mạnh hơn trung bình, hoạt động đối lưu sẽ suy giảm ở khu vực gần Trung tâm Thái Bình Dương và gia tăng trên phần phía Tây Thái Bình Dương.
Điều này sẽ khiến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt khu vực Indonesia trong đó gồm cả khu vực phía nam của Việt Nam mưa sẽ có xu hướng cao hơn trung bình trong những tháng đầu năm 2025 (có khả năng khu vực phía Nam Việt Nam xuất hiện mưa trái mùa cục bộ trong những tháng mùa khô).
Liên quan đến hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới, theo nhận định mùa bão trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm (khoảng tháng 6), số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn, ảnh hưởng đến đất liền khoảng 5-6 cơn).
Cùng với đó, hiện tượng nắng nóng có khả năng xuất hiện tương đương so với trung bình nhiều năm: nắng nóng có khả năng bắt đầu xuất hiện tại khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên vào khoảng nửa đầu tháng 3.
Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây Bắc Trung Bộ vào khoảng tháng 4 và phía Đông Bắc Bộ, khu vực ven biển Trung Bộ từ khoảng tháng 5 trở đi. Nhiều khả năng nắng nóng trong năm 2025 sẽ không gây gắt và kéo dài như năm 2024.
Về không khí lạnh, năm 2025 dự báo hoạt động tương đương trung bình nhiều năm nên sẽ có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trong giai đoạn từ tháng 01-3/2025, trong đó cần đề phòng xuất hiện các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng, băng giá, sương muối ở khu vực vùng núi phía Bắc.
"Ngoài ra, trong năm 2025 số đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên toàn quốc và ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm (khoảng 20 đợt). Các đợt mưa lớn diện rộng có khả năng bắt đầu từ tháng 6 ở Bắc Bộ, sau đó chuyển dần về phía nam và kết thúc vào khoảng tháng 12 ở các tỉnh Trung Bộ"- ông Lâm nhấn mạnh.
Trong mùa khô đầu năm 2025, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Từ tháng 2-4/2025, xâm nhập mặn tăng cao gây ảnh hưởng đến dân sinh, nông nghiệp tại các địa phương. Tuy nhiên tình trạng xâm nhập mặn không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020.
Từ tháng 3-7/2025, tình hình khô hạn thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi có khả năng xảy ra tại các tỉnh Phú Yên đến Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Với tình hình các cơn bão lớn mạnh ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia sẽ đưa vào phần mềm hỗ trợ giám sát cảnh báo bão, cung cấp thông tin cho xã hội, cơ quan chính phủ; ứng dụng AI trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trước mắt là đối với dự báo bão, mưa và các hiện tượng nguy hiểm ít xảy ra theo quy luật thông thường.
Việc sử dụng AI sẽ giúp cải thiện khả năng phân tích dữ liệu lớn (quan trắc, radar, vệ tinh, mô hình số,...) và sử dụng hiệu quả nhất trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; cảnh báo mưa giông trước 3-6h... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dự báo và cảnh báo sớm các nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.