Đồng USD đang mất dần ưu thế trong thanh toán quốc tế?

Khi phương Tây trừng phạt kinh tế Nga vì tấn công Ukraine, họ đã ngăn Moscow giao dịch bằng USD, EURO và một số tiền tệ khác.

Ngân hàng Nga bị chặn khỏi hệ thống nhắn tin thanh toán quốc tế SWIFT. Dự trữ ngoại tệ của Nga ở châu Âu cũng bị đóng băng. Điều này buộc Nga quay qua dùng tiền tệ khác không do phương Tây kiểm soát, như Nhân dân tệ của Trung Quốc, Rupee của Ấn Độ hoặc Dirham của UAE.

Nga bị chặn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế do đồng USD làm chủ đạo - Ảnh: CrytoBank

Nga bị chặn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế do đồng USD làm chủ đạo - Ảnh: CrytoBank

Financial Times dẫn số liệu từ cục quản lý ngoại hối nhà nước Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh mua dầu thô từ Nga bằng đồng Nhân dân tệ, giúp loại tiền này tăng tỷ lệ thanh toán quốc tế lên mức cao kỷ lục.

Giao dịch quốc tế của Trung Quốc bằng Nhân dân tệ vào tháng 7/2024 đã tăng lên 53%, từ mức 40% tháng 7/2021. Năm 2010, 80% giao dịch quốc tế của Trung Quốc là bằng USD, sau đó giảm dần từ khi có lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên kinh tế Nga.

Giao dịch bằng Nhân dân tệ rất thuận tiện cho Nga lẫn Trung Quốc. Moscow không có nhiều lựa chọn thay thế. Bắc Kinh thì hưởng lợi từ việc gây ảnh hưởng lên kinh tế toàn cầu, cũng như tăng tính quốc tế của đồng nội tệ.

Bà Maia Nikoladze, chuyên gia tư vấn của Atlantic Council nói với DW

Theo Atlantic Council, hiện nay Nhân dân tệ chiếm chưa tới 7% tổng giao dịch toàn cầu, trong khi USD chiếm khoảng 88%. Các hóa đơn xuất nhập khẩu, 54% thực hiện bằng USD và 4% bằng nhân dân tệ.

Tăng buôn bán với Trung Quốc, dẫn đến việc Nga tích trữ Nhân dân tệ như 1 phần của kho ngoại hối. Các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ cho phép ngân hàng Nga tiếp cận khả năng thanh khoản bằng nhân dân tệ. Một số tổ chức tài chính Nga cũng phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ.

Nhiều lãnh đạo khối BRICS đưa ra ý tưởng về tiền tệ chung, để tiến tới đa cực hơn trong lĩnh vực tài chính, giảm phụ thuộc vào USD. Họ lo ngại động thái trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga – điều có thể lập lại với bất kỳ quốc gia nào.

Cựu Tổng thống Donald Trump coi việc phi đô la hóa, là mối đe dọa với vị thế của Hoa Kỳ. Ông thậm chí muốn áp thuế 100% với hàng xuất khẩu từ quốc gia nào không dùng USD.

Trung Quốc đã ký thỏa thuận với 1 số quốc gia, để giao dịch bằng Nhân dân tệ nhiều hơn. Ả Rập Xê Út – cường quốc dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã ký 1 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc vào tháng 11/2023, với giá trị 6,93 tỷ USD. Thỏa thuận này đánh dấu sự thay đổi đáng kể trên thị trường năng lượng toàn cầu, vốn chủ yếu sử dụng USD, thậm chí gắn với thuật ngữ Petrodollar.

Theo một số chuyên gia, Ả Rập Xê Út bán dầu và khí đốt rất nhiều cho Trung Quốc. Họ nhận lại Nhân dân tệ, rồi dùng mua hàng hoặc đầu tư vào Trung Quốc.

Brazil, Iran, Pakistan, Nigeria, Argentina hay Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đang tiến hành giao dịch bằng đa dạng ngoại tệ hơn, ngoài Nhân dân tệ còn có Rupee của Ấn Độ, Rúp của Nga và Dirham của UAE.

Iran – quốc gia đang chịu trừng phạt nặng nề của phương Tây, buộc phải tăng sử dụng Nhân dân tệ (Trung Quốc).

Argentina đang khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đối mặt với tình trạng thiếu hụt USD để nhập khẩu. Sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán với Trung Quốc, nước này có thể tiết kiệm USD và giảm áp lực lên các khoản dự trữ bằng ngoại tệ.

Bất chấp việc tăng trong thanh toán quốc tế, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt các dòng vốn chảy ra và chảy vào.

Trung Quốc lo ngại viễn cảnh như khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998. Khi đó phố Wall chống lại một số tiền tệ châu Á, do nợ nần chồng chất của các quốc gia tương ứng, gây ra tình trạng tháo chạy ồ ạt. Trung Quốc cũng lo ngại, Nhân dân tệ có thể bị đầu cơ, như đã từng xảy ra với tiền của Thái Lan và Hàn Quốc. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, đồng Baht của Thái Lan và Won của Hàn Quốc, đã mất 1 nửa giá trị so với USD.

Một yếu tố khác khiến Trung Quốc hạn chế nhân dân tệ, là để linh hoạt phá giá đồng tiền này, nhằm thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm. Trung Quốc được cho đã làm vào năm 2015 và thời gian Covid-19 hoành hành.

Vì những yếu tố trên, một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc không thực sự hội nhập với hệ thống tài chính toàn cầu. Nước này có cơ chế quản lý chưa minh bạch và công bằng. Ví dụ doanh nghiệp nhà nước được bơm tiền rất nhiều, nhằm tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

Nguyễn Văn Phong

Nguồn DNSG: https://doanhnhansaigon.vn/dong-usd-dang-mat-dan-uu-the-trong-thanh-toan-quoc-te-313469.html
Zalo