Đồng hồ trên cổ tay 'người chạy nhanh nhất thế giới' ở Olympic

Cỗ máy thời gian trên cổ tay kình ngư Léon Marchand (Pháp) và 'người chạy nhanh nhất thế giới' Noah Lyles (Mỹ) đều đến từ thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Omega.

 Kình ngư Léon Marchand (sinh năm 2002) đến từ đội tuyển bơi Pháp tạo ra những thành tích ấn tượng tại Olympic Paris. Anh giành 4 huy chương vàng bơi lội cá nhân trong một tuần. Vận động viên 22 tuổi được so sánh với huyền thoại Michael Phelps - người sở hữu 23 tấm huy chương Olympic. Điểm chung của 2 kình ngư này chính là niềm yêu thích đặc biệt đối với đồng hồ. Ảnh: Quinn Rooney.

Kình ngư Léon Marchand (sinh năm 2002) đến từ đội tuyển bơi Pháp tạo ra những thành tích ấn tượng tại Olympic Paris. Anh giành 4 huy chương vàng bơi lội cá nhân trong một tuần. Vận động viên 22 tuổi được so sánh với huyền thoại Michael Phelps - người sở hữu 23 tấm huy chương Olympic. Điểm chung của 2 kình ngư này chính là niềm yêu thích đặc biệt đối với đồng hồ. Ảnh: Quinn Rooney.

 Khi nhận giải trên bục vinh quang tại Thế vận hội, Léon Marchand đeo chiếc Omega Speedmaster Chronoscope 43 mm với lớp vỏ bằng thép không gỉ. Dòng phụ kiện cổ tay này được bán với mức giá khoảng 9.500 USD. Điểm nhấn của mẫu đồng hồ chính là những vạch đỏ trên mặt số phụ, trên vòng bezel và kim giây. Mặt sau của món phụ kiện cổ tay được làm từ chất liệu trong suốt, giúp người đeo quan sát hoạt động tinh xảo của bộ máy. Ảnh: Quinn Rooney.

Khi nhận giải trên bục vinh quang tại Thế vận hội, Léon Marchand đeo chiếc Omega Speedmaster Chronoscope 43 mm với lớp vỏ bằng thép không gỉ. Dòng phụ kiện cổ tay này được bán với mức giá khoảng 9.500 USD. Điểm nhấn của mẫu đồng hồ chính là những vạch đỏ trên mặt số phụ, trên vòng bezel và kim giây. Mặt sau của món phụ kiện cổ tay được làm từ chất liệu trong suốt, giúp người đeo quan sát hoạt động tinh xảo của bộ máy. Ảnh: Quinn Rooney.

 Theo Robert-Jan Broer, nhà sáng lập tạp chí đồng hồ Fratello, nhiều người đoán rằng vận động viên bơi lội như Léon Marchand sẽ đeo mẫu Seamaster 300M hoặc Planet Ocean đến từ thương hiệu Omega. Quyết định lựa chọn chiếc Speedmaster Chronoscope của kình ngư này là một sự bất ngờ. Speedmaster Chronoscope không được biết đến nhờ khả năng chống thấm nước, mà gây ấn tượng bởi thiết kế cổ điển, phù hợp với phong cách thời trang của Marchand. Ảnh: Omega.

Theo Robert-Jan Broer, nhà sáng lập tạp chí đồng hồ Fratello, nhiều người đoán rằng vận động viên bơi lội như Léon Marchand sẽ đeo mẫu Seamaster 300M hoặc Planet Ocean đến từ thương hiệu Omega. Quyết định lựa chọn chiếc Speedmaster Chronoscope của kình ngư này là một sự bất ngờ. Speedmaster Chronoscope không được biết đến nhờ khả năng chống thấm nước, mà gây ấn tượng bởi thiết kế cổ điển, phù hợp với phong cách thời trang của Marchand. Ảnh: Omega.

 “Vận động viên bơi lội không nhất thiết phải đeo đồng hồ lặn. Khi thi đấu, họ không đeo phụ kiện cổ tay. Vì vậy, Léon Marchand đem đến một sự lựa chọn thú vị. Chức năng đo nhịp tim và bấm giờ hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày của các kình ngư”, Robert-Jan Broer cho biết. Omega vốn là thương hiệu đồng hồ được biết đến với khả năng đảm bảo độ chính xác trong các môn thi đấu ở Thế vận hội. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ này góp phần bảo vệ tính công bằng tại đấu trường thể thao này từ năm 1932. Ảnh: Omega.

“Vận động viên bơi lội không nhất thiết phải đeo đồng hồ lặn. Khi thi đấu, họ không đeo phụ kiện cổ tay. Vì vậy, Léon Marchand đem đến một sự lựa chọn thú vị. Chức năng đo nhịp tim và bấm giờ hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày của các kình ngư”, Robert-Jan Broer cho biết. Omega vốn là thương hiệu đồng hồ được biết đến với khả năng đảm bảo độ chính xác trong các môn thi đấu ở Thế vận hội. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ này góp phần bảo vệ tính công bằng tại đấu trường thể thao này từ năm 1932. Ảnh: Omega.

 0,005 giây là thời gian giúp vận động viên điền kinh người Mỹ Noah Lyles giành chiến thắng trước đối thủ Kishane Thompson đến từ đội tuyển Jamaica. “Người chạy nhanh nhất thế giới” về đích với thời gian 9,784 giây. Chiến thắng này được công nhận bởi thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Omega. Cụ thể, hệ thống đếm giờ của Omega tại Olympic được kết nối với camera Scan'O'Vision Myria, với khả năng chụp 10.000 hình ảnh/giây rồi gửi về ban giám sát để kiểm tra xem ai về đích trước. Ảnh: Omega.

0,005 giây là thời gian giúp vận động viên điền kinh người Mỹ Noah Lyles giành chiến thắng trước đối thủ Kishane Thompson đến từ đội tuyển Jamaica. “Người chạy nhanh nhất thế giới” về đích với thời gian 9,784 giây. Chiến thắng này được công nhận bởi thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Omega. Cụ thể, hệ thống đếm giờ của Omega tại Olympic được kết nối với camera Scan'O'Vision Myria, với khả năng chụp 10.000 hình ảnh/giây rồi gửi về ban giám sát để kiểm tra xem ai về đích trước. Ảnh: Omega.

 Nhiều khán giả thể thao đùa rằng chiếc đồng hồ Omega Speedmaster Apollo 8 Dark Side of the Moon trên cổ tay đã góp phần mang lại may mắn cho Noah Lyles. Vận động viên điền kinh Mỹ là đại sứ thương hiệu Omega, đeo phụ kiện cổ tay của nhãn hàng trong suốt quá trình thi đấu và lập thành tích ấn tượng. Theo dữ liệu được Omega thu thập, thời gian phản ứng của Lyles là 0,178 giây. Tốc độ tối đa mà anh có thể đạt được lên đến 43,6 km/giờ. Trong khi công chúng nghi ngờ về sự cản trở của trang sức trong quá trình thi đấu, “người chạy nhanh nhất thế giới” ngầm bác bỏ quan điểm này với chiến thắng ấn tượng. Ảnh: Olympics.

Nhiều khán giả thể thao đùa rằng chiếc đồng hồ Omega Speedmaster Apollo 8 Dark Side of the Moon trên cổ tay đã góp phần mang lại may mắn cho Noah Lyles. Vận động viên điền kinh Mỹ là đại sứ thương hiệu Omega, đeo phụ kiện cổ tay của nhãn hàng trong suốt quá trình thi đấu và lập thành tích ấn tượng. Theo dữ liệu được Omega thu thập, thời gian phản ứng của Lyles là 0,178 giây. Tốc độ tối đa mà anh có thể đạt được lên đến 43,6 km/giờ. Trong khi công chúng nghi ngờ về sự cản trở của trang sức trong quá trình thi đấu, “người chạy nhanh nhất thế giới” ngầm bác bỏ quan điểm này với chiến thắng ấn tượng. Ảnh: Olympics.

 Đúng với tên gọi, Omega Speedmaster Apollo 8 Dark Side of the Moon có màu đen, lấy cảm hứng từ mặt trăng, vũ trụ. Lớp vỏ bằng gốm kết hợp với dây đeo cao su đục lỗ. Mô hình tên lửa được ứng dụng trong mặt số phụ ở vị trí 9 giờ, gợi liên tưởng đến hành trình khám phá ngân hà của con người. Những vạch màu vàng nổi bật trên nền số đen trở thành điểm nhấn của cỗ máy thời gian này. Lớp vỏ trong suốt ở mặt sau cho phép người dùng quan sát hoạt động của bộ máy Calibre 3869, in thêm câu nói nổi tiếng của phi hành gia Jim Lovell trước khi tàu vũ trụ Apollo 8 khởi hành đến khu vực xa của mặt trăng: “Chúng ta sẽ gặp lại ở phía bên kia”. Ảnh: Omega.

Đúng với tên gọi, Omega Speedmaster Apollo 8 Dark Side of the Moon có màu đen, lấy cảm hứng từ mặt trăng, vũ trụ. Lớp vỏ bằng gốm kết hợp với dây đeo cao su đục lỗ. Mô hình tên lửa được ứng dụng trong mặt số phụ ở vị trí 9 giờ, gợi liên tưởng đến hành trình khám phá ngân hà của con người. Những vạch màu vàng nổi bật trên nền số đen trở thành điểm nhấn của cỗ máy thời gian này. Lớp vỏ trong suốt ở mặt sau cho phép người dùng quan sát hoạt động của bộ máy Calibre 3869, in thêm câu nói nổi tiếng của phi hành gia Jim Lovell trước khi tàu vũ trụ Apollo 8 khởi hành đến khu vực xa của mặt trăng: “Chúng ta sẽ gặp lại ở phía bên kia”. Ảnh: Omega.

Linh Vũ

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/dong-ho-tren-co-tay-nguoi-chay-nhanh-nhat-the-gioi-o-olympic-post1490402.html
Zalo