Đồng bộ hạ tầng - Lợi thế thu hút FDI

Tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Theo ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực năng lượng, bán dẫn, điện tử đang được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn tại Việt Nam.

Tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Theo ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực năng lượng, bán dẫn, điện tử đang được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn tại Việt Nam.

Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực năng lượng, bán dẫn, điện tử đang được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn tại Việt Nam.

Nhiều dự án FDI lớn trong các lĩnh vực năng lượng, bán dẫn, điện tử đang được đầu tư mới và mở rộng tăng vốn tại Việt Nam.

"Dòng tiền từ các thị trường truyền thống như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn tiếp tục tăng mạnh và hiện nay vốn FDI từ Trung Quốc tăng mạnh nhất. Đây là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam.

Và cái gì làm cho tăng trưởng đạt 6,42% trong 6 tháng đầu năm 2024? Đấy chính là FDI. Con số để nhìn thấy rõ ràng nhất đó là số lượng việc làm trong các doanh nghiệp FDI 6 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, con số vô cùng lớn. FDI sẽ là một cú huých quan trọng, tạo ra cơ hội rất lớn cho kinh tế Việt Nam từ nay và trong khoảng 10 năm tới".

Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm, có quy mô lớn đã được khởi công, từ đó tạo sự đồng bộ, tháo gỡ các điểm nghẽn lâu nay về hạ tầng giao thông và logistic. Trên phương diện là nhà đầu tư, ông Nguyễn Trung Hiếu, TGĐ Công ty cổ phần Quản lý quỹ NTP-AM cho rằng, đây là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của Việt Nam trong việc thu hút FDI. Nhiều Tập đoàn lớn toàn cầu hiện cũng đang dịch chuyển và có kế hoạch dịch chuyển đầu tư tại Việt Nam như Apple, Dell, Google, Microsoft, Lenovo…

"Với khu vực miền Bắc thì Hà Nội tiếp tục hoàn thiện đường Vành đai 4, ngoài ra thì các đường liên quan đến các trục kinh tế như đường nối cửa khẩu Hữu nghị - Chi Lăng cũng đang được triển khai. Ngoài ra, đường nối giữa Hà Nội và các khu vực kinh tế ở Đông Bắc Bộ, Hải Phòng và Quảng Ninh cũng tiếp tục được mở rộng và một số cao tốc dọc về phía Nam nữa.

Về hạ tầng giao thông phía Nam, ngoài tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM thì chúng ta thấy cũng đang mở rộng về hướng Bà Rịa-Vũng Tàu, các cụm cảng. Bên cạnh đó, cũng đang dần dần mở một số tuyến sang miền Đông và Miền Tây. Ở phía An Giang và Tiền Giang cũng đã xuất hiện các khu công nghiệp mới.

Bên cạnh đó, các trung tâm logistics cũng tiếp tục được mở rộng. Tập trung ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, khu vực các tỉnh vệ tinh ở Đông Bắc Bộ, khu vực Cần Giờ và Cái Mép.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có đầu tư rất lớn về đường dây 500Kv mạch 3. Và một yếu tố nữa là chúng ta có Sân bay Long Thành, nếu so với các sân bay trong khu vực thì hiện tại về số đường bay thuộc loại lớn nhất, số nhà ga cũng lớn nhất."

Vị trí địa lý nằm ở trung tâm khu vực ASEAN và hệ thống hạ tầng giao thông, logistics ngày một phát triển đang là yếu tố nền tảng giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, tạo sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thu hút vốn FDI cả năm 2024 sẽ đạt từ 39-40 tỷ USD, tương đương hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Thái Sơn

Nguồn Chính Phủ: https://media.chinhphu.vn/dong-bo-ha-tang-loi-the-thu-hut-fdi-102240709184133857.htm
Zalo