Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất tại Hà Giang từ 11/11

UBND tỉnh Hà Giang đã có Quyết định 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Về điều khoản chuyển tiếp, Quyết định nêu rõ, đối với những công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và đang thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã phê duyệt trước ngày 11/11/2024 thì thực hiện theo phương án huyện đã phê duyệt.

Đối với công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày 11/11/2024 nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi thì việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ cây trồng vật nuôi theo Quyết định này.

Quyết định 50/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 11/11/2024.

Phụ lục I

Đơn giá bồi thường thiệt hại vật nuôi là thủy sản khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

II. Thuyết minh đơn giá

1. Giải thích từ ngữ

- Hệ số thức ăn: Còn gọi là "Hệ số chuyển đổi thức ăn" là trọng lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng một kilogram vật nuôi.

- Mật độ nuôi: Được tính bằng số cá thể vật nuôi trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.

- Trung bình giá: Được tính bằng cách tính tổng của các mức giá, rồi lấy kết quả chia cho số lượng mức giá.

2. Phương pháp xác định

2.1. Với thủy sản nuôi hỗn hợp trong ao:

- Năng suất ao nuôi căn cứ theo Quyết định số 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quyết định ban hành định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình khuyến ngư cụ thể như bảng sau:

- Cách tính đơn giá bồi thường theo phương pháp:

+ Với các ao nuôi cá Trắm cỏ là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng suất x Hệ số thức ăn x giá thức ăn ó 1.000 kg x 1,2 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2= 15.396 đồng.

+ Với các ao nuôi cá Rô phi là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng xuất x Hệ số thức ăn x giá thức ăn ó 800 kg x 1,5 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2= 15.396 đồng.

+ Với các ao nuôi cá cá Chép là chính trong ao (tính cho 1.000m2)

Chi phí thức ăn: Năng xuất * Hệ số thức ăn * giá thức ăn ó 800 kg x 1,5 x 12.830 đồng = 15.396.000 đồng.

Chi phí thức ăn trên 1 m2 = 15.396 đồng.

2.2. Với thủy sản nuôi trong lồng, bể.

- Hệ số thức ăn và loại thức ăn áp dụng theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông trung ương.

- Trọng lượng thủy sản tại lồng, bể nuôi được xác định bằng cách cân thực tế toàn bộ trọng lượng thủy sản có trong lồng, bể nuôi.

- Cách tính đơn giá bồi thường theo phương pháp: Đơn giá = Hệ số thức ăn x Giá thức ăn x Trọng lượng thủy sản. Cụ thể tại bảng sau:

Phụ lục II

Đơn giá bồi thường thiệt hại vật nuôi khác khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

Căn cứ vào Bảng báo giá bình quân của một số loại vật nuôi khác của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh năm 2024. Đơn giá bồi thường của vật nuôi khác cụ thể như sau:

1.1. Bò nội

1.2. Dê nội

1.3. Lợn nội

1.4. Gà

2. Thuyết minh đơn giá

Phương pháp xác định trọng lượng đối với vật nuôi khác:

Được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp từng cá thể. Trường hợp không xác định được trọng lượng của vật nuôi bằng phương pháp cân trực tiếp thì xác định trọng lượng từng cá thể bằng phương pháp đo và áp dụng công thức tính đối với từng loại vật nuôi khác được quy định theo bảng sau:

Phụ lục III

Đơn giá bồi thường thiệt hại cây Lâm nghiệp khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

I. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

II. Thuyết minh đơn giá

1. Phương pháp xác định

a) Cây lấy gỗ: Được chia thành Cây sinh trưởng nhanh và Cây sinh trưởng chậm: (Quyết định số 45/2024/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 của UBND tỉnh Quy định danh mục loài cây sinh trưởng nhanh, cây sinh trưởng châm; cây mục đích, cây phi mục đích đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Hà Giang).

- Cây sinh trưởng nhanh: Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm. Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản (36 tháng đối cây sinh trưởng nhanh) đến trước khi đạt tuổi thành thục bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí đầu tư, công bảo vệ rừng và chi phí chặt hạ.

Từ khi cây trồng đạt D1.3>20cm bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí chặt hạ.

Cụ thể:

+ Áp dụng quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.

- Nhân công lao động theo Quyết định 311/QĐ-SXD ngày 30/11/2023 của Sở Xây dựng về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang năm 2023.

+ Giá vật tư (phân bón, cây giống...) theo cung cấp báo giá vật tư, cây giống các huyện, các đơn vị.

+ Chi phí chặt hạ áp dụng Bảng mức số 02 Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp ban hành tạm thời mức lao động khai thác lâm sản.

- Cây sinh trưởng chậm

Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3, năm 4, năm 5 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản (60 tháng đối cây sinh trưởng chậm) đến trước khi đạt tuổi thành thục bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí đầu tư, công bảo vệ rừng và chi phí chặt hạ.

Từ khi cây trồng đạt D1.3>20cm bồi thường thiệt hại cây trồng theo cấp đường kính tính bằng chi phí chặt hạ.

Cụ thể:

+ Áp dụng quy định tại Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp.

+ Nhân công lao động theo Quyết định 311/QĐ-SXD ngày 30/11/2023 của Sở Xây dựng về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang năm 2023.

+ Giá vật tư (phân bón, cây giống...) theo cung cấp báo giá vật tư, cây giống các huyện, các đơn vị.

+ Chi phí chặt hạ áp dụng Bảng mức số 02 Quyết định số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp ban hành tạm thời mức lao động khai thác lâm sản.

b) Cây đa mục đích: Cây Quế, Hồi:bồi thường thiệt hại cây trông giống như cây sinh trưởng chậm.

c) Cây lâm sản ngoài gỗ:

- Mai, Bát độ, Luồng, Diễn, Bương, Tre các loại, Hóp, Trúc, Nứa, Vầu, Giang: Đối với các cây, nhóm cây trên bồi thường thiệt hại cây trồng tính theo Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang tại Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND ngày 14/8/2024 của UBND tỉnh Hà Giang.

- Sơn tra (táo mèo): Đối với cây trồng năm 1, năm 2, năm 3, năm 4, năm 5 bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

d) Cây dưới tán rừng trồng

- Sa nhân

Đối với cây trồng dưới 1 năm, dưới 2 năm, dưới 3 năm bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Đối với cây trồng từ 3 năm (cho thu hoạch) bồi thường thiệt hại cây trồng theo giá trị sản lượng quả.

- Thảo quả

Đối với khóm cây trồng dưới 1 năm, dưới 2 năm, dưới 3 năm bồi thường thiệt hại cây trồng theo chi phí đầu tư theo từng năm.

Đối với khóm cây trồng từ 3 năm trở lên (cho thu hoạch) bồi thường thiệt hại cây trồng theo giá trị sản lượng quả.

e) Phương pháp xác định, đơn vị đo đạc, kiểm đếm, thống kê

Đối với cây lâm nghiệp xác định đường kính thân cây tại vị trí gốc cây (D0.0) hoặc tại vị trí 1,3 mét (D1.3).

Đối với cây lâm nghiệp tái sinh chồi: Xác định đường kính tại vị trí cách mặt đất 1,3 m của 2 thân cây lớn nhất trên cùng một gốc cây cộng lại; trường hợp chồi tái sinh còn nhỏ không thể xác định đường kính ở vị trí 1,3 m thì đo tại vị trí cách gốc chồi 20 cm.

Đối với cây lâm nghiệp có nhiều thân (từ 2 thân trở lên ở vị trí cách mặt đất dưới 1,3 m): Cách xác định đường kính thân cây bằng đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3 m của các thân cây trên cùng một gốc cây cộng lại.

Phụ lục IV

Đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây hằng năm khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2024/QĐ-UBND ngày 31/10/2024 của UBND tỉnh Hà Giang)

1. Đơn giá bồi thường thiệt hại:

2. Thuyết minh đơn giá

Căn cứ theo khoản 1, điều 103, Luật Đất đai 2024. Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường:

(1) Giá trị bồi thường là tổng giá trị thiệt hại của từng loại cây tại thời điểm kiểm kê.

(2) Đối với cây trồng hằng năm: Nguyên tắc xác định đơn giá bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật Đất đai năm 2024.

(3) Đối với cây trồng lâu năm thời kỳ kiến thiết cơ bản: mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

(4) Năng suất của cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm: Tổ chức làm nhiệm vụ làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khảo sát năng suất của cây trồng đó tại địa phương hoặc năng suất do Cục (Chi cục) Thống kê công bố.

(5) Đơn giá bồi thường là giá bình quân nông sản đó do cơ quan có thẩm quyền công bố.

(6) Đối với những loại cây trồng trên đất thu hồi không có định mức kinh tế, kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền thì vận dụng định mức, đơn giá các loại cây trồng tương đương để xây dựng phương án, xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp chưa có sự thống nhất thì các bên thỏa thuận thống nhất đơn giá bồi thường, hỗ trợ giá trị thực tế của vườn cây theo nguyên tắc tại khoản 1, khoản 2 Luật đất đai năm 2024.

(7) Trường hợp trong cùng một diện tích trồng nhiều loại cây, việc xác định loại cây trồng chính do người dân được lựa chọn; đơn giá bồi thường đối với cây trồng chính được tính bằng 100% giá trị bồi thường của loại cây trồng đó, đồng thời đảm bảo đúng mật độ quy định trên đơn vị diện tích.

Đối với cây trồng xen, chỉ được bồi thường khi quy đổi mật độ cây trồng
chính (theo mật độ quy định của từng loài cây tại Quyết định này) trên diện tích
còn dư để trồng xen; được tính bằng 100% đơn giá bồi thường của loại cây trồng
xen đảm bảo mật độ. Nếu mật độ cây trồng xen trồng thấp hơn mật độ quy định thì được tính theo số lượng thực tế tại thời điểm kiểm đếm.

(8) Đối với cây giống trồng trong vườn ươm: Không bồi thường thiệt hại, chỉ bồi thường chi phí di chuyển.

(9) Đối với cây cảnh: Chỉ bồi thường cây trồng trực tiếp trên đất; đối với cây trồng trên giá thể (chậu, ang, bầu, ...) chỉ bồi thường chi phí di chuyển.

Đối với những cây trồng, vật nuôi không quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường xác định đơn giá bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 103, Luật đất đai năm 2024 và theo thực tế tại thời điểm thu hồi đất, cụ thể:

a) Đối với cây hằng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường;

b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường;

c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

e) Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển thì được bồi thường thiệt hại thực tế theo mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

3. Khi có biến động Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung đối với danh mục cây trồng, vật nuôi tại Quyết định này cho phù hợp với thực tế và các quy định pháp luật có liên quan.

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/don-gia-boi-thuong-thiet-hai-ve-cay-trong-vat-nuoi-khi-nha-nuoc-thu-hoi-dat-tai-ha-giang-tu-11-11-119241108160612114.htm
Zalo