Đối thoại chính sách: Công tác phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người

Hiện nay, trên thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người như: Cúm gia cầm (A/H5N1, A/H7N9...), Covid-19, đậu mùa khỉ, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não - viêm màng não, liên cầu lợn, bệnh giun sán, bệnh than, bệnh dịch hạch... có nguồn gốc từ chuột cống và một số loại thú gặm nhấm.

Đối với bệnh dại, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 34 trường hợp tử vong do dại (số liệu thống kê hồi tháng 5/2024 của Chi Cục Thú y Hà Nội), tăng 23 ca so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương 45%).

Năm 2013, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược quốc gia về sức khỏe, tập trung vào phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và triển khai chương trình quốc gia phòng, chống dịch bệnh dại, giai đoạn 2022-2030.

Tuy nhiên, với nguồn bệnh lây truyền từ động vật, việc kiểm soát nguồn lây khó khăn nên công tác phòng, chống và kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ dựa vào nỗ lực đơn lẻ của ngành y tế hoặc ngành thú y mà cần sự phối hợp liên ngành một cách chủ động, chặt chẽ, thường xuyên; đồng thời cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương các cấp, các bộ, ban ngành liên quan và đặc biệt là sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/doi-thoai-chinh-sach-cong-tac-phong-chong-benh-lay-truyen-tu-dong-vat-sang-nguoi-245060.htm
Zalo