Đội quân hủy diệt của Thành Cát Tư Hãn khiến bầu khí quyển thay đổi lớn, Trái đất lạnh hơn
Giới khoa học xác định có một sự sụt giảm đột ngột về lượng carbon trong khí quyển. Sự sụt giảm đầu tiên là từ năm 1200 – 1470. Khi này lượng carbon đã sụt giảm ở mức khoảng 3ppm. Trùng hợp là đây là thời gian quân Mông Cổ đến xâm chiếm châu Á, còn châu Âu xảy ra đại dịch 'Cái chết đen'.
Các nhà khoa học ở Viện Carnegie, Mỹ thông báo về phát hiện mới của mình. IFL Science đã đưa tin chi tiết về nghiên cứu này. Cụ thể, dựa trên lõi băng Nam Cực, giới khoa học xác định có một sự sụt giảm đột ngột về lượng carbon trong khí quyển. Sự sụt giảm đầu tiên là từ năm 1200 – 1470. Khi này lượng carbon đã sụt giảm ở mức khoảng 3ppm. Trùng hợp là đây là thời gian quân Mông Cổ đến xâm chiếm châu Á, còn châu Âu xảy ra đại dịch “Cái chết đen”.
Lần thứ hai carbon sụt giảm là vào giữa năm 1560 – 1680. Lượng carbon khi đó ở mức 4,6 ppm. Bấy giờ châu Mỹ xảy ra sự kiện thuộc địa hóa. Còn ở châu Á, cụ thể là Trung Quốc thì nhà Minh sụp đổ.
Điểm chung của cả hai lần sụt giảm carbon này là đều có rất nhiều người đã thiệt mạng. Liệu có phải việc dân số toàn cầu giảm mạnh khiến nồng độ CO2 cũng bị ảnh hưởng? Lượng người giảm nên tình trạng chặt phá rừng cũng giảm, nhiều cây lớn mọc lên. Chúng chẳng khác gì một bể carbon.
Nhóm nghiên cứu đã làm một số thí nghiệm, phục dựng và phát hiện ra cuộc xâm lược của đội quân Thành Cát Tư Hãn bắt đầu vào năm 1200, kéo dài đến 1380 đã tác động lớn nhất đến khí hậu. Họ gặp 115 triệu người, nhưng tàn sát 30% trong số đó. Sau cuộc xâm lược của Mông Cổ, 142.000 km2 rừng mọc lại, thảm thực vật cũng tăng lên nên 684 triệu tấn carbon bị loại bỏ, giảm 0,183 ppm trên toàn cầu.
Trong khi đó, đại dịch “Cái chết đen” chỉ giảm 0,026 ppm trong khí quyển. Việc châu Mỹ thuộc địa hóa giảm 0,013 ppm và sự sụp đổ của nhà Minh khiến lượng carbon giảm 0,048 ppm. Nhưng cuộc xâm lược, tàn sát của Thành Cát Tư Hãn cũng chỉ khiến lượng carbon CO2 ngừng tăng tạm thời mà thôi.