Đối phó với sếp 'sáng nắng chiều mưa'

Lãnh đạo thiếu quyết đoán có thể ảnh hưởng tinh thần làm việc của nhân viên. Nắm vững nghệ thuật duy trì động lực và năng suất sẽ giúp ứng phó tình huống nan giải này.

 Nhân viên dễ dàng mất tinh thần làm việc khi sếp liên tục thay đổi ý kiến trong công việc. Ảnh minh họa: Vlada Karpovich/Pexels.

Nhân viên dễ dàng mất tinh thần làm việc khi sếp liên tục thay đổi ý kiến trong công việc. Ảnh minh họa: Vlada Karpovich/Pexels.

Nhà lãnh đạo có thể thay đổi định hướng phát triển vì nhiều lý do, như cạnh tranh với đối thủ, tái tổ chức công ty hoặc ưu tiên các sáng kiến mới.

Tuy nhiên, việc thường xuyên giao nhiệm vụ mới, đồng thời coi thường những nỗ lực trước đây dễ khiến nhân viên mất tinh thần. Ví dụ, việc cấp trên hủy bỏ vô thời hạn một dự án mà nhân viênđã thực hiện trong nhiều tuần có khả năng gây hiểu nhầm và dị nghị.

Duy trì động lực làm việc trước tình huống bất ổn như trên là một thách thức, song không hoàn toàn nan giải. Dưới đây, Fast Company đưa ra 4 bước đối phó nhà lãnh đạo "sớm nắng chiều mưa", mà vẫn đảm bảo năng suất công việc.

 Đứng trước tình huống bất ổn, nhân viên cần tránh chịu đựng và giải quyết một mình. Ảnh minh họa: Polina Zimmer/Pexels.

Đứng trước tình huống bất ổn, nhân viên cần tránh chịu đựng và giải quyết một mình. Ảnh minh họa: Polina Zimmer/Pexels.

Nhận biết tình hình

Nhân viên cần chấp nhận rằng thứ tự ưu tiên việc làm sẽ thay đổi dựa trên quyết định của các sếp. Chuẩn bị trước tâm lý này có thể giúp chúng ta tránh khỏi nỗi thất vọng về sau.

Bên cạnh đó, không nên giả vờ mọi thứ đều ổn khi bị kiệt sức trước sự thay đổi liên tục. Việc này sẽ không đem lại lợi ích về lâu dài.

Nếu đồng nghiệp cũng rơi vào tình trạng tương tự, bày tỏ đồng cảm, thấu hiểu và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết là phương án đáng cân nhắc.

 Mọi người chỉ nên tập trung vào những công việc mình có khả năng giải quyết. Ảnh minh họa: Ivan Samkov/Pexels.

Mọi người chỉ nên tập trung vào những công việc mình có khả năng giải quyết. Ảnh minh họa: Ivan Samkov/Pexels.

Xác định thứ nằm trong tầm tay

Nhân viên cần nắm rõ những công việc thuộc trách nhiệm của mình. Theo đó, xác định phạm vi công việc cũng như tập trung vào cách thức hoàn thành chúng là thiết yếu.

Ngoài ra, mọi người nên tránh lo quá xa, hay quá để ý đến rắc rối xung quanh công việc.

Thay vào đó, hãy tập trung vào hiện tại. Có như vậy, chúng ta mới có thể giải quyết hiệu quả công việc của mình.

 Tạo dựng mối quan hệ tốt sẽ giúp việc giải quyế những tình huống hóc búa trong công việc về sau dễ dàng hơn. Ảnh minh huống: Pavel Danilyuk/Pexels.

Tạo dựng mối quan hệ tốt sẽ giúp việc giải quyế những tình huống hóc búa trong công việc về sau dễ dàng hơn. Ảnh minh huống: Pavel Danilyuk/Pexels.

Tạo mối quan hệ

Khi xác định được những gì nằm trong tầm kiểm soát của mình, nhân viên cần đảm bảo sếp/ban lãnh đạo hiểu được vai trò quan trọng của công việc cũng như bộ phận làm việc của mình.

Thêm vào đó, nhân viên nên tự hỏi liệu mình đã truyền đạt ý kiến đủ thuyết phục chưa. Điều này bắt đầu bằng việc xây dựng các mối quan hệ. Tuy nhiên, nên tránh làm việc này lúc công ty/công việc đang rơi vào khủng hoảng.

Thêm vào đó, nhân viên nên tìm cơ hội dành thời gian với cấp trên hay đơn giản là những người nắm quyền quyết định khi họ không bị áp lực. Ngoài ra, xây dựng kết nối với đồng nghiệp bằng cách tìm ra điểm chung cũng không kém phần quan trọng.

 Chủ động cập nhật tình hình công việc với sếp giúp đối phó với những thay đổi bất ngờ suôn sẻ hơn. Ảnh minh họa: thisisengineering/Pexels.

Chủ động cập nhật tình hình công việc với sếp giúp đối phó với những thay đổi bất ngờ suôn sẻ hơn. Ảnh minh họa: thisisengineering/Pexels.

Chủ động cập nhật

Nếu thường xuyên bị "xoay như chong chóng" vì những thay đổi trong công việc, nhân viên hãy nhanh chóng tìm hiểu chiến lược ứng phó phù hợp.

Mọi người có thể chủ động hỏi thăm sếp về tình hình các dự án. Chẳng hạn: "Dự án có thể phát sinh thay đổi nào không? Nếu có, chúng có thể là gì và mình có thể bắt đầu dự đoán không?".

Một số người tránh làm điều này vì lo lắng nhận về những tin tức không tốt, đặc biệt khi họ phải là người thông tin lại cho các đồng nghiệp.

Tuy nhiên, nỗi lo lắng này sẽ không đáng kể nếu sếp và nhân viên có mối quan hệ tốt. Ngoài ra, cấp trên thấu hiểu giá trị của cấp dưới thì càng ít có khả năng đưa ra những quyết định gây ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của họ.

Thêm vào đó, cân bằng giữa làm tốt công việc của mình lẫn đáp ứng các yêu cầu của sếp thực chất khó khăn hơn tưởng tượng. Vì vậy, nhân viên cần đặt ra ranh giới làm việc rõ ràng và tận dụng tầm ảnh hưởng của bản thân.

Thiên Thanh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/doi-pho-voi-sep-sang-nang-chieu-mua-post1483513.html
Zalo