Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng là nhiệm vụ thườngxuyên, quan trọng. Chủ tịch HồChí Minh nói: 'Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng'. Hoạt động bồi dưỡng là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, phát triểnnăng lực, giúp đội ngũ cán bộ, công chức bắt kịp yêu cầu đổi mới công tác, thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo đó, có thể quan niệm công tác bôìdưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, phát triển năng lực, giúp đôịngũ cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng bắt kịp yêu cầu đổi mới công tác, thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ được giao.

Trước năm 2016, nhiệm vụ này được Bộ Chính trị giao cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Từ năm 2016 đến nay, Hội nghị BCH Trung ương khóa XII đã giao Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Sau khi Trung ương ban hành Quy chế làm việc của UBKT Trung ương khóa XII (2016-2020), tháng 1-2017, UBKT Trung ương quyết định thành lập Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBKT Trung ương trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra của Đảng.

Để công tác bồi dưỡng cán bộ hiệu quả, gắn lý luận với thực tiễn UBKT Trung ương đã nghiên cứu, lựa chọn, chú trọng xây dựng nội dung bồi dưỡng; cán bộ tham gia giảng dạy và phương pháp truyền đạt đối với mỗi lớp bồi dưỡng phù hợp với từng bậc ngạch của cán bộ kiểm tra. UBKT Trung ương đã ban hành nội dung chương trình của ngạch kiểm tra viên gồm 9 chuyên đề, giới thiệu một số quy định, hướng dẫn và các nghiệp vụ cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên là những cán bộ, công chức mới công tác trong Ngành Kiểm tra Đảng, học viên được trang bị những kiến thức chuyên môn cơ bản, có chương trình nghiên cứu thực tế, trao đổi, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương, đơn vị. Từ đó, giúp học viên có cái nhìn đầy đủ, bao quát về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Đối với ngạch kiểm tra viên chính, chủ yếu là cán bộ, công chức có thâm niên công tác trong Ngành, là lực lượng làm việc chính, trực tiếp, vì vậy, chương trình bồi dưỡng gồm 11 chuyên đề chuyên sâu về kỹ năng, phương pháp thẩm tra, xác minh ở các ngành, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm, tiêu cực như: Quản lý và sử dụng đất đai, tài chính, sử dụng ngân sách Nhà nước, công tác cán bộ... Ngạch kiểm tra viên cao cấp, nội dung bồi dưỡng với 9 chuyên đề nâng cao, đó là: Những nguyên lý triết học Mác - Lênin với công tác kiểm tra, giám sát; phương pháp nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát; công tác kiểm tra, giám sát trong điều kiện nền kinh tế công nghiệp, công nghệ cao (4.0)…

Kết quả

Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức trong Cơ quan UBKT Trung ương từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay: Hằng năm xây dựng kế hoạch, tổng hợp danh sách đăng ký nhu cầu bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, công nghệ thông tin… cho cán bộ, công chức Cơ quan UBKT Trung ương.

Đã cử 318 lượt cán bộ, công chức Cơ quan tham gia các các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, nghiệp vụ kiểm tra, thạc sĩ, tiến sĩ, các kỹ năng, nghiệp vụ khác như đấu thầu, lái xe, lễ tân đối ngoại, văn thư, lưu trữ; 86 bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo 3 ngạch; 35 bồi dưỡng quốc phòng an ninh đối tượng 1, 2, 3; 96 bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra; 51 tham gia bồi dưỡng quản lý lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương… Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2024, đã cử 37 cán bộ, công chức Cơ quan đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng: Lý luận chính trị 9; Quản lý nhà nước 15; quốc phòng an ninh 2; nghiệp vụ kiểm tra 7; quản lý lãnh đạo cấp vụ và tương đương 2…

Việc tham mưu cử cán bộ, công chức của Cơ quan đi học được thực hiện chủ động, kịp thời, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng được yêu cầu công việc, vị trí việc làm; có quan điểm, chính kiến rõ ràng trên cơ sở tạo điều kiện cho cán bộ, công chức Cơ quan được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức Ngành Kiểm tra từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay:

Định kỳ hằng năm, tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát của UBKT các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương để làm căn cứ tham mưu tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Tổ chức tham mưu xây dựng khung Chương trình và biên soạn 22 chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng cho toàn Ngành. Đây là công việc quan trọng, có tính định hướng, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho toàn Ngành cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu và nâng cao để cán bộ kiểm tra có thể áp dụng ngay vào thực tiễn công việc chuyên môn.

Đã xây dựng kế hoach, chương trình, tổ chức 14 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ngạch kiểm tra viên cho hơn 2.498 học viên của 3 ngạch kiểm tra viên, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp.

Năm 2021: Mở 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên khu vực phía bắc với tổng số 216 học viên (do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài nên các lớp bồi dưỡng không được triển khai theo đúng Kế hoạch năm).

Năm 2022: 2 lớp ngạch kiểm tra viên với 574 học viên; 2 lớp ngạch kiểm tra viên chính với 262 học viên; 1 lớp ngạch kiểm tra viên cao cấp với 88 học viên. Trong đó, có 2 lớp bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Năm 2023: 3 lớp bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên với 468 học viên; 2 lớp bồi dưỡng ngạch kiểm tra viên chính với 340 học viên. Trong đó, đã tham mưu tổ chức được 1 lớp đi thực tế tại Thái Nguyên với sự tham gia của gần 200 học viên, đây là dịp để học viên trao đổi, học tập kinh nghiệm, vừa là hoạt động thiết thực tuyên truyền, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Ngành.

Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2024 đã mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ngạch kiểm tra viên cho 550 học viên là cán bộ công tác trong Ngành Kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên.

Vụ Đào tạo - Bồi dưỡng phối hợp với Văn phòng Cơ quan mở 5 lớp tập huấn triển khai ứng dụng 5 hệ thống phần mềm: Quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh; quản lý hồ sơ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và lập báo cáo thống kê trong toàn Ngành Kiểm tra; tổng hợp báo cáo thống kê; hồ sơ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng cho cán bộ Cơ quan UBKT Trung ương và nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Bến Tre, Bình Định, Thanh Hóa, Kon Tum, Hưng Yên, Thái Bình, Sơn La....

Xây dựng chương trình và cử 110 lượt báo cáo viên đi tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra 88 địa phương, đơn vị là UBKT các tỉnh, thành ủy, đảng ủy. Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2024 Vụ đã cử 15 lượt báo cáo viên đi tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra 8 địa phương bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Bến Tre, Bình Phước, Bình Dương, Thái Nguyên, VINACOMIN, EVN.

Ngoài nghiệp vụ công tác kiểm tra, việc bồi dưỡng, tập huấn các phần mềm nghiệp vụ cũng được Vụ quan tâm để nâng cao chất lượng công tác của Ngành, làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu công tác kiểm tra.

Khó khăn

Thứ nhất, hiện nay UBKT Trung ương không có đơn vị sự nghiệp trực thuộc để thực hiện hoàn thiện việc bồi dưỡng cán bộ kiểm tra. Do đó, không có đội ngũ giảng viên chuyên trách nên khó bố trí, phân công giảng viên giảng dạy khi mở lớp thời gian dài ngày. Đây là khó khăn lớn nhất, kể cả trong việc phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác.

Thứ hai, trong một thời gian ngắn, khó có thể xây dựng được “bộ tài liệu, giáo trình chuẩn” cho các loại hình bồi dưỡng ở mức độ chuyên nghiệp, chuyên sâu. Vì vậy, hiện nay các bài giảng chủ yếu là "cầm tay chỉ việc", mang tính kinh nghiệm của mỗi giảng viên.

Thứ ba, trong tình hình hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đảng các cấp rất cần được cập nhật kiến thức, cập nhật các quy định, hướng dẫn của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nhất là các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, tài chính đảng... thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, với khối lượng công việc đồ sộ trong thời gian qua, UBKT Trung ương (trực tiếp là Thành viên Ủy ban và cán bộ cấp vụ) không thể bố trí đủ thời gian để nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đứng lớp đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

Thứ tư, việc phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo không có khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng lại gặp khó khăn là các đơn vị sự nghiệp đó không có đội ngũ giảng viên chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Vì vậy, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng, cử giảng viên đứng lớp đều do UBKT Trung ương đảm nhiệm.

Mục tiêu đổi mới công tác bồi dưỡng trong kỷ nguyên mới

Nội dung bồi dưỡng đối với cán bộ kiểm tra hướng tới mục tiêu thiết thực, toàn diện, bảo đảm tính khoa học và tính thực tiễn.

Phương pháp bồi dưỡng hướng tới mục tiêu dễ hiểu, dễ nhớ, tạo hứng thú và phát huy tính cực của học viên.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của Ngành.

Kết hợp bồi dưỡng với tự bồi dưỡng.

Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra công minh, liêm chính[1].

Chủ động xây dựng một cách hệ thống, chuyên nghiệp, hiện đại về công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình bồi dưỡng cán bộ, nhất là xây dựng chương trình bồi dưỡng dành cho đội ngũ cán bộ cấp chiến lược Ngành Kiểm tra Đảng.

Tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng; siết chặt kỷ cương, kỷ luật học tập; khơi dậy tinh thần ham học ở đội ngũ cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng tham gia bồi dưỡng.

Đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng trước ngưỡng cửa bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của đất nước và dân tộc cần quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Huấn luyện cán bộ sao cho thiết thực!”.Theo đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng theo hướng cơ bản, hệ thống, thực tiễn, hiện đại, tăng cường tính chủ động, tích cực, tự giác của người học trong bối cảnh mới.

Bài học kinh nghiệm

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, đối tượng trong bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng

Đối với các cơ quan, tổ chức tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm tác kiểm tra: Ngoài việc tạo điêu kiện để cán bộ làm công tác kiểm tra được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, các tổ chức đảng, trước hết là các cấp ủy và UBKT các cấp cần xây dựng chiến lược, trong đó xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra một cách căn cơ hơn.

Song song với cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ, năng lực, trình độ chuyên môn cũng có chế tài để cán bộ tự học, tự bồi dưỡng thông qua hoạt động hằng ngày để nâng cao chuyên môn, khắc phục triệt để tình trạng “lười học, lười đọc” trong đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra.

Hai là, đổi mới chương trình, nội dung, cách thức bồi dưỡng chú ý xây dựng, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng sát hợp hơn với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; đổi mới, cập nhật nội dung chương trình bồi dưỡng, bảo đảm tính khoa học, liên thông và kế thừa giữa các chương trình.

Quán triệt và tích cực triển khai chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đổi mới nội dung bồi dưỡng cán bộ kiểm tra theo hướng bám sát nhu cầu tri thức và kỹ năng của cán bộ kiểm tra.

Vận dụng rộng rãi phương pháp dạy và học hiện đại.

Sự hợp tác, phối hợp tích cực của các bên liên quan để đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.

Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Ngành Kiểm tra phục vụ bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, kiểm tra viên về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác nghiên cứu tham mưu và nghiên cứu khoa học trong việc phục vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Xác định nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ cần thiết và là trách nhiệm của Ủy ban, Cơ quan, các vụ, đơn vị trong Cơ quan; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu tham mưu chiến lược về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng đáp ứng yêu cầu. Xác định rõ việc gắn kết, phối hợp giữa nghiên cứu khoa học với việc nghiên cứu tham mưu để nâng cao chất lượng xây dựng các đề án, báo cáo và đào tạo, bồi dưỡng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Tiếp tục tổ chức cho cán bộ, kiểm tra viên Cơ quan Ủy ban nghiên cứu, nắm vững các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong Nghị quyết Đại hội XIII, những nội dung bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn thực hiện Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng, đảm bảo cho công tác nghiên cứu khoa học góp phần phục vụ có hiệu quả công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và UBKT Trung ương.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 6 về khoa học và công nghệ; bám sát Chương trình làm việc toàn khóa XIII của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chương trình công tác của Ủy ban nhiệm kỳ XIII, ban hành Kế hoạch nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng giai đoạn 2025-2030 được sát hợp.

Đổi mới việc xác định chủ đề nghiên cứu, tên đề tài, đề án, cách thức hoạt động nghiên cứu khoa học; chú trọng phát hiện những vấn đề mới, đưa ra giải pháp thiết thực, đột phá để khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Rà soát, cải tiến nâng cao chất lượng nghiên cứu tham mưu xây dựng các đề án, báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng do BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao và nghiên cứu các đề tài, đề án khoa học cấp Ban đảng và cấp Cơ quan Ủy ban.

Tăng cường mở rộng việc phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học với cấp ủy, UBKT các địa phương, đơn vị và các tổ chức đảng ở Trung ương, các vụ, viện, học viện, một số trường đại học để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học; nâng cao tính lý luận và đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi trong ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tạo phong trào hăng say nghiên cứu khoa học trong Cơ quan Ủy ban.

Quy định việc nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của các vụ, đơn vị, là trách nhiệm của từng cán bộ, kiểm tra viên Cơ quan Ủy ban và là chỉ tiêu thi đua hằng năm. Chỉ đạo tham mưu cho Ủy ban, Cơ quan ban hành các quy định về chế độ chính sách, thu hút, khuyến khích cán bộ trong và ngoài Cơ quan, kể cả cán bộ kiểm tra đã nghỉ hưu, cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu tham gia công tác tham mưu và nghiên cứu khoa học về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Bốn là, nâng cao phẩm chất, năng lực người dạy, người học: Không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy; tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp sự cải tiến về nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi trong mỗi cán bộ kiểm tra phải hội tụ đủ năng lực, phẩm chất: Cán bộ nghiên cứu, tuyên giáo, dân vận, tổ chức và cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Để hiểu về tổ chức bộ máy và việc bố trí cán bộ của tổ chức đảng, cán bộ kiểm tra phải hiểu sâu về công tác tổ chức - cán bộ, về việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc... Đặc biệt, dù ở cương vị công tác nào, mỗi cán bộ kiểm tra phải có tư duy của một cán bộ lãnh đạo, quản lý thì mới có thể hiểu và kiểm tra được công tác lãnh đạo của tổ chức đảng và đảng viên...

Trước yêu cầu trên, ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, mỗi cán bộ kiểm tra cũng cần phải tự xây dựng kế hoạch học tập của bản thân phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Việc học tập, rèn luyện của mỗi cán bộ kiểm tra cũng sẽ góp phần từng bước hình thành năng lực, phẩm chất, tư duy của nhà khoa học.

Cần thực hiện tốt quy chế nêu gương, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng: Điều lệ Đảng quy định chế độ sinh hoạt đảng nghiêm ngặt đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên. Vì vậy, hơn ai hết, cán bộ kiểm tra phải hết sức gương mẫu trong sinh hoạt đảng, thực hiện tốt quy chế tập trung dân chủ, luôn nghiêm túc, kiên quyết đấu tranh tự phê bình và phê bình. Thông qua sinh hoạt đảng phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong của người chiến sĩ cộng sản; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn ngừa những trường hợp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới.

Năm là, cải tiến công tác quản lý bồi dưỡng, tăng cường liên kết, gắn bó giữa bồi dưỡng cán bộ kiểm tra với các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm nước ngoài trong bồi dưỡng cán bộ.

Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, trong những nhiệm kỳ vừa qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định, kết luận nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Bồi dưỡng năng lực làm việc trong môi trường quốc tế cho cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế bao gồm:

Về nội dung và hình thức, trong đó nội dung thể hiện rõ xu thế chuyển đổi số góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, từ đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi cao hơn đối với đội ngũ cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng về năng lực chuyên môn, năng lực ứng dụng công nghệ số và ngoại ngữ.

Việc xác định chính xác các năng lực, phẩm chất cần thiết đối với đội ngũ cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng trong bối cảnh mới sẽ làm căn cứ cho việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Về hình thức, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu thay đổi hình thức giảng dạy, học tập bởi các hình thức giảng dạy, học tập truyền thống đã không còn đáp ứng được yêu cầu của cả người dạy và người học.

Về quy trình tổ chức thực hiện bồi dưỡng, từ xác định nhu cầu, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hay đánh giá bồi dưỡng cần từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa, làm tiền đề nhằm tạo ra các phương pháp tổ chức, quản lý hiệu quả, hiện đại, tiết kiệm.

Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế được thực hiện nhanh chóng hơn.

Sáu là, tăng cường đánh giá chất lượng và kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Thay đổi căn bản cách kiểm tra, đánh giá truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập mang tình hình thức nhiều hơn là đánh giá thực chất, chưa chú trọng đến chất lượng của các khóa học. Sử dụng rộng rãi hình thức kiểm tra/thi trắc nghiệm trên máy tính.

Đẩy mạnh việc kiểm tra bằng hình thức làm bài tập nhóm, viết tiểu luận, thu hoạch. Đối với những lớp bồi dưỡng không sử dụng hình thức kiểm tra/thi trắc nghiệm, chủ yếu dùng hình thức kiểm tra/thi vấn đáp để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình cho học viên.

Việc đổi mới, tăng cường đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng nhằm trả lời các câu hỏi: Cán bộ kiểm tra đã đạt mục tiêu của bồi dưỡng gắn với chức trách, nhiệm vụ hay chưa? được trang bị đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết và thái độ làm việc tương ứng với vị trí công tác không? Năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ kiểm tra có thay đổi so với trước khi được bồi dưỡng không?...

Hoạt động đánh giá hiệu quả bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng cần phải được đánh giá một cách định lượng, đo lường được sự thay đổi của đội ngũ cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng từ nhận thức, tư duy đến hiệu quả thực thi chức trách, nhiệm vụ đảm nhận.

Hoạt động bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng có nhiều nét đặc thù, cần xây dựng và thực hiện quy chế kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất đối với hoạt động bồi dưỡng.

Cần xây dựng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh từ phía báo cáo viên/giảng viên, học viên liên quan đến lớp bồi dưỡng được công bố công khai góp phần giám sát hiệu quả quá trình bồi dưỡng chú ý về gia tăng kỹ năng giải quyết vấn đề của học viên và nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra.

Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn/tiêu chí đánh giá khóa học bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Cần xây dựng công cụ đo lường sự hài lòng của các bên trong bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Tăng cường liên hệ với đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức kiểm tra và cựu học viên, thu thập thông tin về hiệu quả sau bồi dưỡng, trên cơ sở đó điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng.

Bảy là, đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm tra, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên

Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi và chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp. Môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng các cấp tiếp tục nhận thức và phát triển tích cực hơn. Theo đó, cấp ủy, UBKT các cấp phải thường xuyên đổi mới cơ chế quản lý, điều hành, phát huy dân chủ.

Đồng thời, quan tâm đầu tư, trang bị cho cơ quan UBKT các cấp những phương tiện cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn (máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy chụp ảnh, máy fax, máy ghi âm, máy quay phim, máy chiếu và một số trang thiết bị văn phòng khác); bố trí đầy đủ phòng làm việc, phòng họp, phòng chuyên dụng theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Có phân bổ kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ kiểm tra hằng năm (hoặc kinh phí đặc thù) cho ủy ban kiểm tra các cấp để phục vụ tốt cho công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với các cán bộ làm công tác tham mưu chiến lược ở Trung ương (về phụ cấp, chế độ thông tin, cung cấp tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước...).

Có cơ chế khen thưởng đặc biệt đối với những cán bộ tham mưu có những đóng góp tạo sự thúc đẩy mang tính đột phá trong công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội; những cán bộ tham mưu chiến lược có thành tích, cống hiến xuất sắc trong công tác tham mưu của Đảng, Nhà nước nói chung, trong công tác tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng.

[1] Bộ Chính trị, Kết luận 34-KL/TW ngày 18-4-2022 về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2030, Hà Nội.

TS. Trần Duy Hưng / Cơ quan UBKT Trung ương

Nguồn Xây Dựng Đảng: http://www.xaydungdang.org.vn/can-bo/doi-moi-cong-tac-boi-duong-can-bo-nganh-kiem-tra-dang-trong-ky-nguyen-moi-22315
Zalo