Độc đáo tục chạy ói, tung 'kiệu bay' ở ngôi đền thiêng nhất xứ Nghệ

Trong Lễ hội Đền Cờn (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), nghi thức tung kiệu, chạy ói độc đáo đã thu hút hàng vạn du khách thập phương về tham gia lễ hội.

Video hàng vạn người hò reo cùng đoàn rước “kiệu bay” độc đáo ở Lễ hội Đền Cờn 2025 (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An).

 Sáng 18/2/2025 đã diễn ra buổi Lễ Cầu Ngư. Đây là một trong những nghi thức chính và độc đáo của Lễ hội Đền Cờn. Năm nay, Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 16/2 đến 18/2 tức 19/1 đến 21/1 Tết Ất Tỵ.

Sáng 18/2/2025 đã diễn ra buổi Lễ Cầu Ngư. Đây là một trong những nghi thức chính và độc đáo của Lễ hội Đền Cờn. Năm nay, Lễ hội Đền Cờn được tổ chức từ ngày 16/2 đến 18/2 tức 19/1 đến 21/1 Tết Ất Tỵ.

 Đền Cờn nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Đền Cờn được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ, "Nhất Cờn, Nhì Quả, Tam Bạch Mã, Tứ Chiêu Trưng". Đền được xây dựng từ thời nhà Trần, là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương bao gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương. Những ngày rằm, đầu tháng hay lễ tết đều có đông du khách, người dân địa phương về dâng hương. Đặc biệt vào dịp lễ chính của đền, có hàng vạn du khách về thắp hương cầu khấn, tham dự lễ hội.

Đền Cờn nằm trên gò Diệc, gần với cửa biển Lạch Cờn của phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Đền Cờn được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ, "Nhất Cờn, Nhì Quả, Tam Bạch Mã, Tứ Chiêu Trưng". Đền được xây dựng từ thời nhà Trần, là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương bao gồm Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương. Những ngày rằm, đầu tháng hay lễ tết đều có đông du khách, người dân địa phương về dâng hương. Đặc biệt vào dịp lễ chính của đền, có hàng vạn du khách về thắp hương cầu khấn, tham dự lễ hội.

 Lễ hội Đền Cờn diễn ra trong 3 ngày nhưng các nghi lễ chính diễn ra trong sáng 18/2 gồm: Lễ Động Ngự, Lễ phát tích (cầu ngư), lễ hợp tế, lễ yên vị và dâng hương. Trong đó, nghi lễ cầu ngư để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, an toàn, may mắn cho các ngư dân được tổ chức tại bờ biển của phường Quỳnh Phương, giáp xã Quỳnh Liên (TX. Hoàng Mai).

Lễ hội Đền Cờn diễn ra trong 3 ngày nhưng các nghi lễ chính diễn ra trong sáng 18/2 gồm: Lễ Động Ngự, Lễ phát tích (cầu ngư), lễ hợp tế, lễ yên vị và dâng hương. Trong đó, nghi lễ cầu ngư để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, an toàn, may mắn cho các ngư dân được tổ chức tại bờ biển của phường Quỳnh Phương, giáp xã Quỳnh Liên (TX. Hoàng Mai).

 Trước khi diễn ra buổi lễ cầu ngư, các vị chủ lễ tiến hành lễ Động Ngự tại Đền Cờn trong vào lúc 5h sáng cùng ngày. Sau khi làm lễ, các đoàn rước sẽ khiêng 5 kiệu, hương án từ Đền Cờn trong ra Đền Cờn ngoài làm lễ. Trên các kiệu là mâm lễ, bài vị, bát hương, hoa quả.

Trước khi diễn ra buổi lễ cầu ngư, các vị chủ lễ tiến hành lễ Động Ngự tại Đền Cờn trong vào lúc 5h sáng cùng ngày. Sau khi làm lễ, các đoàn rước sẽ khiêng 5 kiệu, hương án từ Đền Cờn trong ra Đền Cờn ngoài làm lễ. Trên các kiệu là mâm lễ, bài vị, bát hương, hoa quả.

 Mỗi chiếc kiệu do 20 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú ở làng biển Quỳnh Phương khiêng từ Đền Cờn trong ra bãi biển làm lễ cầu ngư. Ngoài đoàn rước kiệu có thêm nhiều đoàn mang cờ, hoa đi theo đoàn rước làm lễ.

Mỗi chiếc kiệu do 20 chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú ở làng biển Quỳnh Phương khiêng từ Đền Cờn trong ra bãi biển làm lễ cầu ngư. Ngoài đoàn rước kiệu có thêm nhiều đoàn mang cờ, hoa đi theo đoàn rước làm lễ.

 Mâm Lễ Cầu Ngư đã được chuẩn bị kỹ càng đầy đủ các hương hoa, phẩm vật như: xôi gà, rượu, thủ lợn, hoa quả, bánh trái, bánh oản…

Mâm Lễ Cầu Ngư đã được chuẩn bị kỹ càng đầy đủ các hương hoa, phẩm vật như: xôi gà, rượu, thủ lợn, hoa quả, bánh trái, bánh oản…

 Vị chủ lễ tiến hành nghi Lễ Cầu Ngư theo phong tục truyền thống.

Vị chủ lễ tiến hành nghi Lễ Cầu Ngư theo phong tục truyền thống.

 Các nghi thức trong buổi lễ được thực hiện trang nghiêm theo đúng phong tục.

Các nghi thức trong buổi lễ được thực hiện trang nghiêm theo đúng phong tục.

 Hàng vạn du khách thập phương và người dân địa phương đến theo dõi buổi lễ.

Hàng vạn du khách thập phương và người dân địa phương đến theo dõi buổi lễ.

 Những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy đi dọc bờ sông ra biển tham dự buổi Lễ Cầu Ngư.

Những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy đi dọc bờ sông ra biển tham dự buổi Lễ Cầu Ngư.

 Ngay khi nghi Lễ Cầu Ngư kết thúc, hàng trăm người xung quanh cùng ùa vào mâm lễ lớn giữa bãi biển "cướp" lộc. Ai cũng muốn cướp được một vật phẩm lộc với tâm niệm sẽ mang lại may mắn, tài lộc về cho bản thân, gia đình trong năm mới.

Ngay khi nghi Lễ Cầu Ngư kết thúc, hàng trăm người xung quanh cùng ùa vào mâm lễ lớn giữa bãi biển "cướp" lộc. Ai cũng muốn cướp được một vật phẩm lộc với tâm niệm sẽ mang lại may mắn, tài lộc về cho bản thân, gia đình trong năm mới.

 Chạy vào "cướp" mâm lễ đầu tiên, nam thanh niên phấn khởi giơ cao chiếc thủ lợn và khoe với mọi người.

Chạy vào "cướp" mâm lễ đầu tiên, nam thanh niên phấn khởi giơ cao chiếc thủ lợn và khoe với mọi người.

 Nhiều người "cướp" lộc xong liền phân phát cho người dân xung quanh.

Nhiều người "cướp" lộc xong liền phân phát cho người dân xung quanh.

 Nghi Lễ Cầu Ngư kết thúc, các đoàn tiếp tục rước kiệu hướng về Đền Cờn ngoài. Trong quá trình đi sẽ diễn ra tục chạy ói, tung kiệu lên không trung.

Nghi Lễ Cầu Ngư kết thúc, các đoàn tiếp tục rước kiệu hướng về Đền Cờn ngoài. Trong quá trình đi sẽ diễn ra tục chạy ói, tung kiệu lên không trung.

 Những pha tung kiệu lễ độc đáo được mong chờ nhất của lễ hội.

Những pha tung kiệu lễ độc đáo được mong chờ nhất của lễ hội.

 Quá trình rước, các đoàn khi thì chạy thật nhanh ra bờ biển, khi thì tung kiệu lên không trung trong tiếng chiêng trống và hò reo của du khách xung quanh.

Quá trình rước, các đoàn khi thì chạy thật nhanh ra bờ biển, khi thì tung kiệu lên không trung trong tiếng chiêng trống và hò reo của du khách xung quanh.

 Cuối buổi lễ, kiệu hương án tiếp tục được rước về an vị và làm lễ tại Đền Cờn Ngoài.

Cuối buổi lễ, kiệu hương án tiếp tục được rước về an vị và làm lễ tại Đền Cờn Ngoài.

 Lễ hội Đền Cờn được tổ chức hàng năm với mong muốn một năm bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt tôm cá đầy khoang. Với sự độc đáo, các nghi lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn, Lễ hội Đền Cờn đã thu hút hàng vạn du khách về tham dự.

Lễ hội Đền Cờn được tổ chức hàng năm với mong muốn một năm bình an, khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, ngư dân đánh bắt tôm cá đầy khoang. Với sự độc đáo, các nghi lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn, Lễ hội Đền Cờn đã thu hút hàng vạn du khách về tham dự.

Ngọc Tú

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/doc-dao-tuc-chay-oi-tung-kieu-bay-o-ngoi-den-thieng-nhat-xu-nghe-post1717947.tpo
Zalo