Độc đáo những căn nhà 'cao cẳng' chống ngập ở Cà Mau

Những căn nhà 'cao cẳng' ở Cà Mau được xây dựng kiên cố với kiến trúc độc đáo, vừa giúp chống ngập, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng.

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 1, hướng từ huyện Năm Căn về xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà được xây dựng trên cao, người dân hay gọi là nhà "cao cẳng".

Chạy xe máy dọc theo tuyến quốc lộ 1, hướng từ huyện Năm Căn về xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), du khách dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà được xây dựng trên cao, người dân hay gọi là nhà "cao cẳng".

Ở những địa phương nằm gần khu vực cửa biển, cửa sông lớn của tỉnh Cà Mau như: huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi… mực nước thường chênh lệch rất lớn khi thủy triều lên, xuống, nước biển dâng cao, dòng nước chảy xiết.

Ở những địa phương nằm gần khu vực cửa biển, cửa sông lớn của tỉnh Cà Mau như: huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, huyện Đầm Dơi… mực nước thường chênh lệch rất lớn khi thủy triều lên, xuống, nước biển dâng cao, dòng nước chảy xiết.

Sáng kiến xây dựng nhà "cao cẳng" là để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người trước tác động tiêu cực của thiên nhiên, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Sáng kiến xây dựng nhà "cao cẳng" là để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người trước tác động tiêu cực của thiên nhiên, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Theo anh Nguyễn Chí Bằng (ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều người dân ở gần sông, gần biển chọn xây nhà "cao cẳng", vừa chống ngập, vừa tiết kiệm chi phí san lấp mặt bằng làm nền nhà.

Theo anh Nguyễn Chí Bằng (ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều người dân ở gần sông, gần biển chọn xây nhà "cao cẳng", vừa chống ngập, vừa tiết kiệm chi phí san lấp mặt bằng làm nền nhà.

Qua ghi nhận thực tế, nhà "cao cẳng" của người dân ở Cà Mau được làm kiên cố, nằm trên những trụ đỡ giống nhà sàn, được xây dựng cách mặt đất một khoảng không nhất định so với mặt lộ.

Qua ghi nhận thực tế, nhà "cao cẳng" của người dân ở Cà Mau được làm kiên cố, nằm trên những trụ đỡ giống nhà sàn, được xây dựng cách mặt đất một khoảng không nhất định so với mặt lộ.

Anh Nguyễn Văn Toàn (ngụ xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) chia sẻ: "Không rõ kiến trúc này bắt nguồn từ đâu, nhưng chỉ biết vài năm gần đây người dân làm nhà kiểu "cao cẳng" rất nhiều. Trước đây, nhà được làm bằng cây gỗ địa phương, sau này kỹ thuật xây dựng phát triển, thay vào đó là nhà tường với những trụ bê tông kiên cố, chắc chắn".

Anh Nguyễn Văn Toàn (ngụ xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) chia sẻ: "Không rõ kiến trúc này bắt nguồn từ đâu, nhưng chỉ biết vài năm gần đây người dân làm nhà kiểu "cao cẳng" rất nhiều. Trước đây, nhà được làm bằng cây gỗ địa phương, sau này kỹ thuật xây dựng phát triển, thay vào đó là nhà tường với những trụ bê tông kiên cố, chắc chắn".

Cũng theo anh Toàn, ở phía trên nhà "cao cẳng", người dân có thể sinh hoạt, ngủ nghỉ, còn tầng phía dưới có thể làm bằng phẳng, tiếp khách hoặc mắc võng nằm hóng gió.

Cũng theo anh Toàn, ở phía trên nhà "cao cẳng", người dân có thể sinh hoạt, ngủ nghỉ, còn tầng phía dưới có thể làm bằng phẳng, tiếp khách hoặc mắc võng nằm hóng gió.

Giờ đây, những ngôi nhà "cao cẳng" không chỉ xuất hiện ở các khu vực ven sông mà còn mọc lên nhiều ở những vùng trung tâm, giao thông phát triển.

Giờ đây, những ngôi nhà "cao cẳng" không chỉ xuất hiện ở các khu vực ven sông mà còn mọc lên nhiều ở những vùng trung tâm, giao thông phát triển.

Đặc biệt, kiểu kiến trúc độc lạ này còn được nhiều cơ quan chọn làm phương án để xây dựng trụ sở cơ quan, nơi làm việc.

Đặc biệt, kiểu kiến trúc độc lạ này còn được nhiều cơ quan chọn làm phương án để xây dựng trụ sở cơ quan, nơi làm việc.

Gia Minh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/doc-dao-nhung-can-nha-cao-cang-chong-ngap-o-ca-mau-192250126170425553.htm
Zalo