Độc đáo mùa tát đìa bắt cá đồng ở Cà Mau
Đến tháng 4 âm lịch, Cà Mau bước vào mùa thu hoạch cá đồng tại các vùng ngọt hóa. Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch cá đồng là nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước Cà Mau, thu hút du khách tìm về miền cực Nam để trải nghiệm.
Cà Mau có nguồn cá đồng nhiều vô kể. Vào mùa mưa, đồng ruộng mênh mông nước, cá sinh sôi nhiều, lớn nhanh. Lúa gặt xong, mùa khô bắt đầu, cá kéo về đìa (ao) tránh khô cạn. Đến cuối mùa khô, người dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, Cà Mau thu hoạch cá đồng.

Đìa rộng khoảng 5-10m, chiều dài có thể lên tới hàng chục mét, bao quanh mảnh vườn hoặc thửa ruộng để người dân lấy nước tưới tiêu hoặc đi thăm đồng. Vào tháng 4 âm lịch hằng năm, khô hạn ở Cà Mau đạt đỉnh, nước trong đìa cạn dần. Đìa nhiều bùn nên anh Bé Sáu, ngụ ấp Trảng Cò, xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tát đìa bắt cá.

Anh Sáu dùng máy bơm nước trong đìa cho cạn nước.

Nước cạn, anh Sáu cùng anh Vũ mò trong cỏ, trong hang để tìm cá lớn.




Sau hơn 2 giờ bắt cá, anh Sáu thu hoạch cá đồng đáng kể. Giá cá lóc đồng từ 100.000-170.000 đồng/kg.

Đìa cặp ruộng thường sâu khoảng 3-5m. Lúa vào mùa thu hoạch, cá tìm về đìa để trú ngụ. Anh Phạm Văn Được, ngụ xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời cho biết, đìa sâu nên không thể tát mà giăng lưới bắt cá hay còn gọi là chụp đìa.


Lưới phải rộng hơn mặt đìa bao phủ mặt nước. Cánh thanh niên hạ lưới tận đáy. Chờ cá lên lưới, họ thay phiên nhau kéo lưới. Cá mắc lưới nhảy càng nhiều thu hoạch càng cao. Lưới kéo gần bờ, người dân dùng vợt bắt cá.

Phụ nữ trong xóm trải tấm bạt kế bên lựa cá. Cá nào lớn để bán cho thương lái.


Cá nhỏ, chủ đìa thả xuống để dành vụ sau.