Bị ợ nóng nên uống gì?

Ợ nóng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây cảm giác khó chịu và nóng rát ở vùng xương ức, ngực… có thể gây mất ngủ, làm giảm chất lượng sống của người mắc. Một số đồ uống có thể làm dịu dạ dày, giảm ợ nóng…

Nhiều người bị vấn đề trào ngược axit. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản. Các triệu chứng chính của trào ngược axit bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đau khi nuốt thức ăn, ho mạn tính và đôi khi thậm chí là hôi miệng.

Dưới đây là một số đồ uống nên dùng khi bị ợ nóng:

1. Nước dừa giảm ợ nóng

Nước dừa là thức uống giải khát tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng và điện giải, giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, rất quan trọng để kiểm soát chứng trào ngược axit. Do đó, đây là một thức uống rất tốt cho người bị ợ nóng.

Lấy 1 cốc nước dừa tươi, thêm một chút muối hoặc vắt một ít chanh (tùy ý), rồi uống.

Nước dừa kiểm soát chứng trào ngược axit, giảm ợ nóng.

Nước dừa kiểm soát chứng trào ngược axit, giảm ợ nóng.

2. Trà gừng chanh

Chanh có tính kiềm, giúp điều chỉnh mức độ axit trong dạ dày, trong khi gừng có đặc tính chống viêm. Khi kết hợp chanh và gừng sẽ tạo ra một thức uống có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược axit, do đó giảm ợ nóng.

Kết hợp chanh và gừng sẽ tạo ra một thức uống giảm ợ nóng.

Kết hợp chanh và gừng sẽ tạo ra một thức uống giảm ợ nóng.

Cách pha chế: Lấy khoảng 2,5cm củ gừng tươi, cắt lát hoặc nạo nhỏ, 1 cốc nước và nước cốt của nửa quả chanh. Đun sôi nước, thêm gừng cắt lát hoặc nạo vào, ngâm trong khoảng 10 phút. Lọc và thêm nước cốt chanh tươi. Uống ấm để có lợi ích tối đa. Đây còn là thức uống tốt sau bữa ăn nặng, nhiều đạm để làm dịu dạ dày.

3. Nước hạt carom

Hạt carom (hay Ajwain) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả làm giảm các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả chứng ợ nóng. Carom có đặc tính chống đầy hơi, giúp giảm đầy hơi và khí trong dạ dày, thường đi kèm với chứng trào ngược axit.

Cách chế biến: 1 thìa cà phê hạt carom + 1 cốc nước. Đun sôi hạt carom trong nước khoảng 10 phút, để nguội bớt, lọc và uống ấm. Uống nước hạt carom sau bữa ăn có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm axit.

4. Trà cam thảo

Rễ cam thảo đã được sử dụng như một loại thuốc thảo dược từ lâu đời. Các nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc sử dụng trà rễ cam thảo cho chứng trào ngược axit và GERD để điều trị các triệu chứng như ợ nóng, viêm và đau dạ dày.

Hợp chất hoạt động chính trong rễ cam thảo là glycyrrhizin, có thể làm tăng chất nhầy, bảo vệ thực quản và dạ dày khỏi axit. Tuy nhiên, có những rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều glycyrrhizin, do đó, một số sản phẩm cam thảo được chế biến để giảm mức glycyrrhizin, giúp an toàn hơn khi tiêu thụ.

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường được dùng để chống lại các triệu chứng trào ngược axit và GERD. Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính chống viêm và khả năng làm giảm các triệu chứng tiêu hóa như đau dạ dày. Uống trà hoa cúc cũng có thể làm giảm căng thẳng, một tác nhân chính gây ra các triệu chứng trào ngược axit và GERD, giảm ợ nóng.

6. Trà nghệ

Trà nghệ chống viêm chống oxy hóa, trị trào ngược axit.

Trà nghệ chống viêm chống oxy hóa, trị trào ngược axit.

Nghệ là một loại gia vị đã được sử dụng trong y học thay thế từ lâu đời. Sử dụng trà nghệ để điều trị trào ngược axit và GERD rất có lợi, vì nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Nghệ thường được dùng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày và ợ nóng. Curcumin, thành phần hoạt tính chính của nghệ, bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị tổn thương.

7. Sữa thực vật

Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa bò, dẫn đến tăng các triệu chứng trào ngược axit. Sữa thực vật có hàm lượng chất béo thấp hơn sữa bò, là lựa chọn tốt hơn cho những người bị trào ngược axit và GERD. Các lựa chọn cho sữa thực vật bao gồm:

Sữa hạnh nhân
Sữa đậu nành
Sữa yến mạch
Sữa hạt điều
Sữa hạt lanh…

Đồ uống cần tránh cho người bị ợ nóng như: Nước ép có tính axit gây kích ứng thực quản như nước ép cà chua, bưởi, quýt, chanh, chanh; rượu bia; cà phê và các loại đồ uống có chứa caffein khác…

Mời bạn xem thêm video:

8 thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản | SKĐS

DS. Hải Sơn

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/do-uong-nao-lam-giam-chung-o-nong-169250114133557288.htm
Zalo