Độ chính xác đáng kinh ngạc của tên lửa siêu vượt âm HGVP

Việc tích hợp tên lửa siêu vượt âm HVGP vào quân đội Nhật Bản là một bước quan trọng để nước này đối phó với các thách thức địa chính trị mới.

Gần đây, cộng đồng quốc phòng xôn xao với tin tức về một hệ thống tên lửa siêu vượt âm mới đang được phát triển tại Nhật Bản.

Một bài đăng trên mạng xã hội của một người dùng có tên 1ZZ-FETaz đã thu hút sự chú ý khi giới thiệu một phương tiện được trang bị ống phóng tên lửa đỗ ngay ngắn tại một trạm dừng nghỉ dọc theo đường cao tốc ở Suruga Bay, thành phố Numazu, tỉnh Shizuoka.

Theo chú thích ảnh bằng tiếng Nhật, chiếc xe thuộc về Lực lượng Phòng vệ (Quân đội) Nhật Bản.

Theo trang Bulgarian Military, hệ thống vũ khí siêu thanh này được gọi là HVGP (đạn lượn siêu tốc), dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) – nhánh tác chiến trên bộ (lục quân) của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản – vào năm 2026.

Đáng chú ý, mốc thời gian này nghĩa là lịch trình đã được đẩy sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Việc triển khai nhanh chóng phản ánh thực tế rằng Nhật Bản tiếp tục thích ứng với môi trường an ninh khu vực đang thay đổi.

HVGP là một phần quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản nhằm tăng cường năng lực tên lửa của mình. Hiện tại, quốc gia Đông Á đang triển khai 7 chương trình tên lửa khác nhau và tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ để có được các công nghệ tên lửa tiên tiến.

Ảnh chụp màn hình từ video của ATLA cho thấy cảnh phóng thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm HVGP. Ảnh: Naval News

Ảnh chụp màn hình từ video của ATLA cho thấy cảnh phóng thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm HVGP. Ảnh: Naval News

Hình ảnh phóng thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm HVGP của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Ảnh: Bulgarian Military

Hình ảnh phóng thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm HVGP của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF). Ảnh: Bulgarian Military

Hồi tháng 7, Cơ quan Hậu cần và Mua sắm công nghệ (ATLA), trực thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản, thông báo rằng họ đã tiến hành thành công 2 cuộc thử nghiệm với hệ thống vũ khí siêu thanh HVGP tại California.

Các cuộc thử nghiệm này, được thực hiện vào tháng 3 và tháng 4, đánh dấu các cuộc thử nghiệm lớn đầu tiên của hệ thống kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 2015. Một video nêu bật những khoảnh khắc quan trọng về quá trình tăng tốc của tên lửa cũng đã được công bố, càng làm tăng thêm sự tò mò về HVGP.

Việc tích hợp tên lửa siêu thanh HVGP vào quân đội Nhật Bản là một bước quan trọng để nước này đối phó với các thách thức địa chính trị mới. HVGP sẽ được đưa vào biên chế Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF), tập trung vào việc cập nhật kho vũ khí của họ và cải thiện sự hợp tác hoạt động với các đối tác toàn cầu.

Sáng kiến này bao gồm đào tạo nhân sự chuyên sâu, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hậu cần và chỉ huy, đồng thời tận dụng các công nghệ mới để ứng phó với các mối đe dọa nhanh chóng và hiệu quả. Những cải tiến này phù hợp với chiến lược của Nhật Bản nhằm duy trì năng lực phòng thủ mạnh mẽ – một điều cần thiết khi các rủi ro gia tăng trong khu vực.

Bản kiết xuất về vũ khí siêu thanh AHW của quân đội Mỹ. Tên lửa siêu thanh HGVP của Nhật Bản được cho là có hình dáng tương tự. Ảnh: TWZ

Bản kiết xuất về vũ khí siêu thanh AHW của quân đội Mỹ. Tên lửa siêu thanh HGVP của Nhật Bản được cho là có hình dáng tương tự. Ảnh: TWZ

Đầu đạn AHW là cốt lõi của vũ khí siêu thanh. Ảnh: Breaking Defense

Đầu đạn AHW là cốt lõi của vũ khí siêu thanh. Ảnh: Breaking Defense

Việc Nhật Bản đầu tư vào công nghệ vũ khí siêu thanh và các cải tiến đối với hệ thống tên lửa đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận phòng thủ của "xứ sở mặt trời mọc". Việc tập trung vào khả năng phản công và phát triển các loại đạn dược dẫn đường chính xác nhấn mạnh sự sẵn sàng của Nhật Bản trong việc khuếch đại các biện pháp tấn công để ứng phó với động lực địa chính trị đang thay đổi.

Phương tiện được trang bị ống phóng tên lửa đỗ ngay ngắn tại một trạm dừng nghỉ dọc theo đường cao tốc. Ảnh: Defence Blog

Phương tiện được trang bị ống phóng tên lửa đỗ ngay ngắn tại một trạm dừng nghỉ dọc theo đường cao tốc. Ảnh: Defence Blog

Việc triển khai tên lửa siêu vượt âm HGVP đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường khả năng răn đe chiến lược của Nhật Bản. Tên lửa này có khả năng di chuyển với tốc độ nhanh hơn Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh), được thiết kế để né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại, tấn công các mục tiêu với độ chính xác đáng kinh ngạc.

Thiết kế khí động học và trơn bóng của tên lửa làm giảm đáng kể sức cản của không khí, cho phép HGVP thực hiện các thao tác cơ động tốc độ cao. HGVP được trang bị hệ thống điều hướng và kiểm soát tiên tiến để đạt độ chính xác cao, với phạm vi hoạt động ấn tượng khoảng 1.500 km, tùy thuộc vào điều kiện phóng và cấu hình cụ thể.

Điều khiến HGVP trở nên đặc biệt đáng gờm là khả năng né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại: Nó có thể lướt và thay đổi quỹ đạo giữa chừng khi đang bay.

Được chế tạo bằng vật liệu tiên tiến, HGVP chịu được nhiệt độ và áp lực khắc nghiệt liên quan đến hành trình siêu thanh.

Đáng chú ý, tên lửa siêu vượt âm HGVP là thành phần quan trọng trong chiến lược rộng lớn hơn của Nhật Bản nhằm hiện đại hóa năng lực quân sự của mình, cho phép thực hiện các cuộc tấn công chính xác, tầm xa với hiệu quả đáng kinh ngạc.

Về mặt hợp tác quốc tế, Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ để thúc đẩy các công nghệ siêu thanh của mình. Liên minh chiến lược này bao gồm việc chia sẻ thông tin, công nghệ và nguồn lực quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển và triển khai HGVP.

Hơn nữa, Nhật Bản đang tích cực tham gia các cuộc tập trận và thử nghiệm chung với Mỹ, nhằm mục đích tăng cường năng lực hoạt động và đảm bảo khả năng tương thích của hệ thống.

Minh Đức (Theo Bulgarian Military, Defence Blog)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/do-chinh-xac-dang-kinh-ngac-cua-ten-lua-sieu-vuot-am-hgvp-204241005214851204.htm
Zalo