Điều kỳ lạ ở trận mưa sao băng kéo dài từ năm này sang năm khác

Quadrantids là trận mưa sao băng được mong chờ nhất những ngày tới đây khi nó đạt cực điểm vào đầu năm 2025. Tuy nhiên từ bây giờ, người yêu thiên văn Việt Nam đã có thể chiêm ngưỡng chúng.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), mưa sao băng Quadrantids hoạt động hàng năm từ tối nay 26/12/2024 đến ngày 16/1/2025 với cực điểm năm nay rơi vào lúc 23 giờ sáng ngày 3.1.2025. Vì vậy, thời gian quan sát tốt nhất trận mưa sao băng này sẽ là rạng sáng ngày 4/1/2025.

Hầu hết các trận mưa sao băng đều đạt cực đại trong hai ngày khiến cho việc quan sát trở nên khả thi hơn nhiều. Ngược lại, cực đại của Quadrantids chỉ kéo dài vài giờ với khoảng 60 đến 200 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ trong điều kiện quan sát lý tưởng. Điều này là dòng thiên thạch tạo nên trận mưa sao băng này tương đối mỏng và cắt ngang Trái Đất theo phương góc vuông.

Mưa sao băng Quadrantids rực sáng bầu trời đầu năm 2025.

Mưa sao băng Quadrantids rực sáng bầu trời đầu năm 2025.

Quadrantids được quan sát tốt nhất ở Bắc Bán Cầu với tâm điểm – vị trí xuất hiện của các vệt sao băng khi quan sát – nằm trong chòm sao Boötes (Mục Phu) và ngay bên dưới nhóm sao Bắc Đẩu. Chúng ta sẽ mọc lên ở hướng Đông Bắc từ sau 01 giờ sáng, do vậy, đây là lúc thích hợp để bạn bắt đầu quan sát.

Tuy nhiên, tên mưa sao băng này được đặt theo tên chòm sao cổ "Quadrans Muralis". Nó được tạo ra vào năm 1795 bởi nhà thiên văn học Pháp Jerome Lalande với hình ảnh của thước phần tư, một công cụ quan sát và vẽ vị trí các ngôi sao. Khi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua danh sách các chòm sao chính thức vào năm 1922, Quadrans Muralis đã bị loại bỏ. Dù vậy, nó vẫn là một chòm sao tồn tại đủ lâu để đặt tên cho một trận mưa sao băng.

Năm nay, trăng lưỡi liềm đầu tháng sẽ lặn đi vào đầu buổi tối và gần như không ảnh hưởng gì tới buổi quan sát của bạn. Tâm điểm của mưa sao băng Quadrantids, điểm mà các vệt sao băng dường như xuất phát trên bầu trời, nằm trong chòm sao cổ Quadrans Muralis.

Chòm sao này được nhà thiên văn học người Pháp Jerome Lalande tạo ra vào năm 1795 và mang hình ảnh của thước đo góc phần tư, một công cụ thiên văn học được sử dụng để quan sát và vẽ vị trí của các ngôi sao.

Bạn có thể bắt đầu quan sát mưa sao băng này từ sau 2 giờ sáng khi tâm điểm đã mọc cao ở phía trên đường chân trời hướng đông bắc và tiếp tục cho đến khi bình minh dần ló dạng.

Trong nhiều năm, sao chổi mẹ của Quadrantids vẫn chưa được biết đến. Đó là vì các nhà thiên văn học đang tìm kiếm một vật thể có quỹ đạo trùng với quỹ đạo của luồng sao băng Quadrantids.

Các trận mưa sao băng khác có các "vật thể mẹ" có quỹ đạo trùng với luồng sao băng của chúng. Nhưng "vật thể mẹ" của Quadrantids thì khác. Hiện tại có ít nhất hai vật thể liên quan đến thiên thạch Quadrantids.

Vật thể chính tạo ra Quadrantids là một tiểu hành tinh có tên là 2003 EH1. Người ta tin rằng đây là một sao chổi đang ngủ yên hoặc đã tuyệt chủng. Các nhà thiên văn học hiện nay cho biết cũng có một vật thể thứ hai liên quan cũng góp phần vào trận mưa sao băng này có thể là sao chổi 96P/Machholz. Vật chất mà chúng ta thấy lướt qua bầu trời đã rời khỏi sao chổi này từ nhiều thế kỷ trước.

Để quan sát mưa sao băng Quadrantids, hãy tìm một không gian cách xa ánh đèn đô thị hoặc đèn đường. Mặc ấm để đảm bảo sức khỏe trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp ban đêm, chuẩn bị túi ngủ, chăn. Nằm ngửa với bàn chân hướng về phía Đông Bắc và nhìn lên, thu vào vùng trời rộng nhất có thể. Trong khoảng 30 phút sau đó, mắt bạn sẽ dần thích nghi và bắt đầu nhìn thấy các vệt sao băng. Hãy kiên nhẫn, màn trình diễn sẽ còn kéo dài đến trước bình minh, vì vậy, bạn có rất nhiều thời gian để quan sát.

Tô Hội

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/dieu-ky-la-o-tran-mua-sao-bang-keo-dai-tu-nam-nay-sang-nam-khac-169241229094135386.htm
Zalo