Điều kiện hành nghề công tác xã hội

Điều kiện hành nghề công tác xã hội được quy định rõ tại Nghị định số 110/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Người hành nghề công tác xã hội phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội.

Người hành nghề công tác xã hội phải tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội.

Nghị định số 110/2024/NĐ-CP nêu rõ, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:

1- Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.

2- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.

3- Không thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

4- Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Các trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội

1- Người bị kết án mà chưa được xóa án tích.

2- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

3- Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề có thời hạn 5 năm

Nghị định nêu rõ người hành nghề công tác xã hội được cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề được cấp có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn hiệu lực 05 năm.

Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp sau: Giả mạo tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội; người hành nghề công tác xã hội không hoàn thành yêu cầu cập nhật kiến thức công tác xã hội; người hành nghề công tác xã hội tự đề nghị nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hành nghề; người hành nghề công tác xã hội thuộc một trong các trường hợp bị cấm hành nghề theo quy định.

Phương Nhi

Nguồn Chính Phủ: https://baochinhphu.vn/dieu-kien-hanh-nghe-cong-tac-xa-hoi-102240906124055381.htm
Zalo