Điều ít ai biết về Cổng Trại Bảo An binh 'độc nhất' trên phố Hàng Bài

Cổng trại Bảo An binh, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là một di tích còn sót lại của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở hiện tại, di tích vừa mới hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo này nhanh chóng thu hút đông đảo sự chú ý của người dân và du khách.

Tọa lạc trên phố Hàng Bài, tuyến phố sôi động ở trung tâm Thủ đô Hà Nội, công trình kiến trúc lịch sử mang dáng dấp của một cánh cổng tam quan cổ kính, được gắn số 40A. Đó chính là cổng trại Bảo An binh, địa điểm ghi dấu một sự kiện trọng đại trong cuộc Cách mạng Tháng 8 ở Hà Nội. Công trình này vừa được hoàn thành trùng tu, tôn tạo, góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc quanh hồ Hoàn Kiếm.

Theo tìm hiểu, trại Bảo An binh có tiền thân là trại lính khố xanh, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép là được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp - Henri Vidieu, người từng thiết kế các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ, Tòa thượng thẩm, Hỏa Lò... Trại lính này nằm dưới sự quản lý của quân đội Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, cơ sở này đổi tên thành trại Bảo An binh Trung ương.

Ở hiện tại, cổng Trại Bảo An binh là di tích cuối cùng còn xót lại và mới được trùng tu khá khang trang, góp phần làm tô điểm thêm vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội với lịch sử ngàn năm văn hiến.

Hình ảnh cổng trại Bảo An binh tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 Công trình cổng cổ thuộc Trại Bảo An Binh, tiền thân là trại lính khố xanh của quân đội Pháp. Địa điểm này đã trở thành dấu tích lịch sử khi quân ta chiếm lĩnh thành công vào ngày 19/8/1945. Cổng trại Bảo An Binh nằm giữa hai tòa nhà hiện đại là Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà thuộc Bộ Công an trên phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công trình cổng cổ thuộc Trại Bảo An Binh, tiền thân là trại lính khố xanh của quân đội Pháp. Địa điểm này đã trở thành dấu tích lịch sử khi quân ta chiếm lĩnh thành công vào ngày 19/8/1945. Cổng trại Bảo An Binh nằm giữa hai tòa nhà hiện đại là Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà thuộc Bộ Công an trên phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Trải qua nhiều thập kỷ, cổng trại Bảo An binh xuống cấp nghiêm trọng. Đến tháng 4/2023, Bộ Công an và TP Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng. Sau khi thống nhất phương án, hai đơn vị đã tiến hành trùng tu cổng trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cũ năm 1945.

Trải qua nhiều thập kỷ, cổng trại Bảo An binh xuống cấp nghiêm trọng. Đến tháng 4/2023, Bộ Công an và TP Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng. Sau khi thống nhất phương án, hai đơn vị đã tiến hành trùng tu cổng trại Bảo An Binh, phục hồi gần nhất với hiện trạng cũ năm 1945.

 Đến tháng 7/2023, việc trùng tu, tôn tạo cổng trại Bảo An binh đã hoàn tất. Được biết, công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống.

Đến tháng 7/2023, việc trùng tu, tôn tạo cổng trại Bảo An binh đã hoàn tất. Được biết, công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống.

 Theo ghi nhận, trên cổng trại Bảo An binh vẫn treo tấm biểu với nội dung: "Nơi đây (năm 1945 là trại Bảo An binh) ngày 19/08/1945 lực lượng cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này". Ở hiện tại, cổng trại Bảo An binh là chứng nhân lịch sử cho một sự kiện lịch sử quan trọng tại Hà Nội.

Theo ghi nhận, trên cổng trại Bảo An binh vẫn treo tấm biểu với nội dung: "Nơi đây (năm 1945 là trại Bảo An binh) ngày 19/08/1945 lực lượng cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này". Ở hiện tại, cổng trại Bảo An binh là chứng nhân lịch sử cho một sự kiện lịch sử quan trọng tại Hà Nội.

 Theo quan sát, cổng trại Bảo An binh mang kiến trúc cổng tam quan, được tu bổ giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Công trình được tôn tạo tỉ mỉ với sự tham gia của các thợ thủ công lành nghề. Các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng trong kiến trúc đều là vật liệu truyền thống. Từng nét hoa văn được khắc họa lại cực kỳ chi tiết.

Theo quan sát, cổng trại Bảo An binh mang kiến trúc cổng tam quan, được tu bổ giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên “Garde Indigène”. Công trình được tôn tạo tỉ mỉ với sự tham gia của các thợ thủ công lành nghề. Các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng trong kiến trúc đều là vật liệu truyền thống. Từng nét hoa văn được khắc họa lại cực kỳ chi tiết.

 Cận cảnh cổng trại Bảo An binh.

Cận cảnh cổng trại Bảo An binh.

 Toàn bộ phần cổng được phủ sơn lại nhưng vẫn giữ màu sắc xưa cũ, không làm mất đi giá trị lịch sử, văn hóa vốn có. Theo sử sách, trong những ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cổng Trại Bảo An Binh đã trở thành chứng nhân cho sự kiện Nhật đầu hàng, song vẫn án binh bất động chờ đồng minh tiếp quản.

Toàn bộ phần cổng được phủ sơn lại nhưng vẫn giữ màu sắc xưa cũ, không làm mất đi giá trị lịch sử, văn hóa vốn có. Theo sử sách, trong những ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cổng Trại Bảo An Binh đã trở thành chứng nhân cho sự kiện Nhật đầu hàng, song vẫn án binh bất động chờ đồng minh tiếp quản.

 Hai bên thân cổng có nhiều câu đối được viết bằng tiếng Trung Quốc sơn màu đỏ càng tô đậm thêm dấu tích lịch sử thời xưa.

Hai bên thân cổng có nhiều câu đối được viết bằng tiếng Trung Quốc sơn màu đỏ càng tô đậm thêm dấu tích lịch sử thời xưa.

 Được biết, trại Bảo An Binh tiền thân là trại lính khố xanh nằm dưới sự quản lý của quân đội Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, cơ sở này đổi tên thành trại Bảo An Binh Trung ương - lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh nội địa.

Được biết, trại Bảo An Binh tiền thân là trại lính khố xanh nằm dưới sự quản lý của quân đội Pháp. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, cơ sở này đổi tên thành trại Bảo An Binh Trung ương - lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh nội địa.

 Các họa tiết trên cổng trại Bảo An binh được thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ mang đậm dấu tích lịch sử.

Các họa tiết trên cổng trại Bảo An binh được thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ mang đậm dấu tích lịch sử.

 Đặc biệt, phía bên trong cổng trại Bảo An binh có bậc thang dẫn lên tầng tháp thứ hai. Tầng tháp này là nơi binh lính trực gác, quan sát. Cách đây 78 năm, ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí địch và chiếm lĩnh vị trí này.

Đặc biệt, phía bên trong cổng trại Bảo An binh có bậc thang dẫn lên tầng tháp thứ hai. Tầng tháp này là nơi binh lính trực gác, quan sát. Cách đây 78 năm, ngày 19/8/1945, lực lượng Cách mạng đã tước vũ khí địch và chiếm lĩnh vị trí này.

 Ở hiện tại, việc trùng tu, sửa chữa cổng trại Bảo An binh đã thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn các giá trị lịch sử của TP Hà Nội. Chính vì vậy mà địa điểm này đang thu hút nhiều du khách khi đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn, suy ngẫm, qua đó góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc, quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.

Ở hiện tại, việc trùng tu, sửa chữa cổng trại Bảo An binh đã thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn các giá trị lịch sử của TP Hà Nội. Chính vì vậy mà địa điểm này đang thu hút nhiều du khách khi đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn, suy ngẫm, qua đó góp phần tạo nên quần thể văn hóa, di tích, kiến trúc giàu bản sắc, quảng bá văn hóa du lịch, tôn vinh ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa lịch sử.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/dieu-it-ai-biet-ve-cong-trai-bao-an-binh-doc-nhat-tren-pho-hang-bai-post256713.html
Zalo