Điểm tên những loài rắn độc phân bố tại Việt Nam và cách nhận biết chúng

Các loài rắn độc ở Việt Nam phải kể đến: Rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong, rắn lục đuôi đỏ... Nhiều loài sở hữu nọc độc có thể gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Rắn lục sừng: Tên khoa học là "Trimeresurus cornutus" được tìm thấy ở Việt Nam. Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành sừng nên được biết đến là "rắn quỷ", kích thước cơ thể khoảng 50cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được xếp vào Top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam.

Rắn lục sừng: Tên khoa học là "Trimeresurus cornutus" được tìm thấy ở Việt Nam. Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành sừng nên được biết đến là "rắn quỷ", kích thước cơ thể khoảng 50cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được xếp vào Top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam.

Rắn lục đuôi đỏ: Tên khoa học là "Trimeresurus albolabris", đây là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít. Quảng Ngãi và ở Nam Đàn - Nghệ An cũng đã xuất hiện, chúng đã phân bố đến thành phố Đà Nẵng.

Rắn lục đuôi đỏ: Tên khoa học là "Trimeresurus albolabris", đây là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít. Quảng Ngãi và ở Nam Đàn - Nghệ An cũng đã xuất hiện, chúng đã phân bố đến thành phố Đà Nẵng.

Rắn chàm quạp: Hay còn gọi là rắn khô mộc có tên khoa học là "Trimeresurus mucrosquamatus". Sở dĩ có cái tên như vậy bởi màu da của chúng lẫn vào với lá khô, cây khô cực khó phát hiện. Thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam Bộ, độ nguy hiểm của loài rắn này theo đánh giá của các nhà khoa học chỉ đứng sau rắn biển.

Rắn chàm quạp: Hay còn gọi là rắn khô mộc có tên khoa học là "Trimeresurus mucrosquamatus". Sở dĩ có cái tên như vậy bởi màu da của chúng lẫn vào với lá khô, cây khô cực khó phát hiện. Thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam Bộ, độ nguy hiểm của loài rắn này theo đánh giá của các nhà khoa học chỉ đứng sau rắn biển.

Rắn lục Trùng Khánh: Tên khoa học là "Protobothrops trungkhanhensis". Đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.

Rắn lục Trùng Khánh: Tên khoa học là "Protobothrops trungkhanhensis". Đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.

Rắn hổ mang xiêm: Hay còn gọi là rắn hổ mang bành tên khoa học "Naja siamensis". Chúng là loài rắn có nọc độc mạnh gây chết người. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam.

Rắn hổ mang xiêm: Hay còn gọi là rắn hổ mang bành tên khoa học "Naja siamensis". Chúng là loài rắn có nọc độc mạnh gây chết người. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam.

Rắn hổ mang chúa: Chúng có tên khoa học "Ophiophagus hannah". Mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Khu vực phân bố: Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (Ba Vì), Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Rắn hổ mang chúa: Chúng có tên khoa học "Ophiophagus hannah". Mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Khu vực phân bố: Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (Ba Vì), Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Rắn hổ đất: Hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì, chúng tên khoa học "Naja kaouthia". Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử. Loài hổ đất phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, rất hiếm gặp ở miền Bắc.

Rắn hổ đất: Hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì, chúng tên khoa học "Naja kaouthia". Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử. Loài hổ đất phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, rất hiếm gặp ở miền Bắc.

Rắn biển: Rắn biển có tên khoa học là "Hydrophiinae". Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.

Rắn biển: Rắn biển có tên khoa học là "Hydrophiinae". Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.

Rắn hổ mèo: Rắn hổ mèo còn được gọi là hổ mang Đông Dương. Loài này nổi tiếng nhờ khả năng phun nọc độc xa 1,4 - 1,6m. Theo các chuyên gia, rắn hổ mèo thường có chữ V hoặc hình mặt mèo trên đầu. Loài này hay gặp ở miền Nam. Khi tức giận, con vật phình to cổ theo chiều trước sau, không bạnh ra hai bên như rắn hổ mang.

Rắn hổ mèo: Rắn hổ mèo còn được gọi là hổ mang Đông Dương. Loài này nổi tiếng nhờ khả năng phun nọc độc xa 1,4 - 1,6m. Theo các chuyên gia, rắn hổ mèo thường có chữ V hoặc hình mặt mèo trên đầu. Loài này hay gặp ở miền Nam. Khi tức giận, con vật phình to cổ theo chiều trước sau, không bạnh ra hai bên như rắn hổ mang.

Rắn lá khô đốm: Đầu của loài rắn có khả năng biến đổi màu này màu đen nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt. Kích thước khoảng 47cm. Chúng có nọc độc và nguy hiểm. Khi bị kích động chúng thường dưa phần mặt dưới màu đen, trắng bác lên và cuộn tròn nhằm đe dọa kẻ thù. Thông thường loài rắn ăn đêm này được tìm thấy dưới các đống đổ nát, đống củi khúc và các nơi tương tự trong rùng rậm có độ cao lên tới 1.000m.

Rắn lá khô đốm: Đầu của loài rắn có khả năng biến đổi màu này màu đen nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt. Kích thước khoảng 47cm. Chúng có nọc độc và nguy hiểm. Khi bị kích động chúng thường dưa phần mặt dưới màu đen, trắng bác lên và cuộn tròn nhằm đe dọa kẻ thù. Thông thường loài rắn ăn đêm này được tìm thấy dưới các đống đổ nát, đống củi khúc và các nơi tương tự trong rùng rậm có độ cao lên tới 1.000m.

Rắn lục von-gen: Tên khoa học là "Viridovipera vogeli". Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Rắn lục von-gen: Tên khoa học là "Viridovipera vogeli". Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Rắn lục đầu bạc: Rắn lục đầu bạc tên khoa học "Azemiops feae" được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít.

Rắn lục đầu bạc: Rắn lục đầu bạc tên khoa học "Azemiops feae" được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít.

Rắn cạp nong: Rắn cạp nong "Bungarus fasciatus" hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.

Rắn cạp nong: Rắn cạp nong "Bungarus fasciatus" hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầm thuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/diem-ten-nhung-loai-ran-doc-phan-bo-tai-viet-nam-va-cach-nhan-biet-chung-post601909.antd
Zalo