Điểm nóng xung đột ngày 6-5: Hé lộ những 'chuyến bay lạ' giữa Mỹ - châu Âu

Mỹ đã thực hiện các chuyến bay đặc biệt đến châu Âu, chở loại hàng hóa không rõ nguồn gốc ngay sau khi bắt đầu sản xuất loạt bom hạt nhân B61-13 mới.

Tài khoản X mang tên TheIntelFrog thuộc cộng đồng tình báo nguồn mởđã công bố những quan sát về các chuyến bay của máy bay Mỹ đến châu Âu và ngược lại.

Hai máy bay vận tải quân sự C-17 của quân đội Mỹ hôm 14-4 đã trở về Căn cứ Không quân Kirtland ở New Mexico - Mỹ sau các chuyến bay đến châu Âu. Căn cứ quân sự này là nơi lưu trữ một số loại vũ khí, bao gồm cả bom hạt nhân B61.

Đồ họa cho thấy chiếc C-17 số hiệu AE4F12 (mật danh RCH4614) từ căn cứ Kleine (Bỉ) bay đến căn cứ Kirtland (Mỹ) hôm 14-4. Ảnh: X/TheIntelFrog

Đồ họa cho thấy chiếc C-17 số hiệu AE4F12 (mật danh RCH4614) từ căn cứ Kleine (Bỉ) bay đến căn cứ Kirtland (Mỹ) hôm 14-4. Ảnh: X/TheIntelFrog

Đồ họa cho thấy chiếc C-17 số hiệu AE4F12 (mật danh RCH4614) đáp xuống căn cứ Kirtland (Mỹ) hôm 14-4. Ảnh: X/TheIntelFrog

Đồ họa cho thấy chiếc C-17 số hiệu AE4F12 (mật danh RCH4614) đáp xuống căn cứ Kirtland (Mỹ) hôm 14-4. Ảnh: X/TheIntelFrog

Chiếc C-17 số hiệu AE4F12 (mật danh RCH4614) đã đáp xuống bãi chuyên dụng nạp/dỡ đạn dược. Điều này cho thấy quân đội Mỹ đang vận chuyển loại hàng hóa đặc biệt, chẳng hạn vũ khí hạt nhân.

Cũng chiếc C-17 số hiệu AE4F12 này hôm 10-4 đã cất cánh từ căn cứ Kirtland và hạ cánh tại căn cứ không quân Kleine Brogel ở Bỉ. Trên hành trình, máy bay Mỹ đã được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay KC-135.

Cùng ngày, chiếc C-17 khác mang số hiệu AE1239 (mật danh RCH192) của Không quân Mỹ, đã cất cánh từ căn cứ Ramstein ở Đức và hạ cánh tại căn cứ Kleine Brogel ở Bỉ.

Căn cứ không quân này được sử dụng làm điểm triển khai tạm thời cho Phi đội Hỗ trợ đạn dược 701 của Không quân Mỹ, có nhiệm vụ chính là lưu trữ bom hạt nhân B61.

Vào ngày 10-4, chiếc C-17 đầu tiên cất cánh từ Kleine (Bỉ) đến Ramstein (Đức). Hôm sau, chuyến bay thứ hai khởi hành đến căn cứ không quân Volkel ở Hà Lan, nơi có Phi đội Hỗ trợ đạn dược 703 của Không quân Mỹ và thực hiện các nhiệm vụ tương tự Phi đội 701.

Xét theo lộ trình và thông số cụ thể của các chuyến bay trên, rất có khả năng đây là hoạt động nhằm thay thế các loại đạn dược cũ bằng loại mới, hiện đại hơn của Mỹ.

Cụ thể, các chuyên gia nhận định bom hạt nhân B61 cũ đã được thay bằng bom hạt nhân B61-13 mới trong các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Kleine (Bỉ) và Volkel (Hà Lan).

Washington có thể đã chuyển giao bom hạt nhân B61-13 tiên tiến cho các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Kleine (Bỉ) và Volkel (Hà Lan). Ảnh: militarnyi.com

Washington có thể đã chuyển giao bom hạt nhân B61-13 tiên tiến cho các cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ tại căn cứ Kleine (Bỉ) và Volkel (Hà Lan). Ảnh: militarnyi.com

Dòng bom B61 đã được Mỹ đưa vào sử dụng trong hơn 50 năm. Chương trình nâng cấp B61-12 bắt đầu vào năm 2008, nhằm hiện đại hóa các thành phần hạt nhân và phi hạt nhân của quả bom.

Ngoài ra, bom được thiết kế để thay thế B61-3, B61-4, B61-7, B61-10 trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt và khả năng thích ứng cho các máy bay hiện đại.

Bom hạt nhân B61-13 là phiên bản cải tiến của loại bom đặc biệt B61-7, được trang bị ngòi nổ cải tiến cũng như phần đuôi mới cho phép bánh lái khí động học điều chỉnh điểm va chạm tại thời điểm va chạm với mục tiêu.

B61-12 được biết đến với sức công phá lên tới 50 kiloton, có đội chính xác cao với sai số chỉ khoảng 7-10 m.

B61-13 có sức công phá từ 10-360 kiloton, giúp linh hoạt hơn trong đánh phá các mục tiêu. B61-13 dự kiến được tích hợp cho máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider mới sắp được đưa vào sử dụng.

Quá trình nạp bom hạt nhân B61-12 vào máy bay ném bom B2 của Phi đội 72 thuộc Không quân Mỹ. Ảnh: whiteman.af.mil

Quá trình nạp bom hạt nhân B61-12 vào máy bay ném bom B2 của Phi đội 72 thuộc Không quân Mỹ. Ảnh: whiteman.af.mil

Hải Hưng

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/diem-nong-xung-dot-ngay-6-5-he-lo-nhung-chuyen-bay-la-giua-my-chau-au-196250416095654756.htm
Zalo