1. Mặt Trăng (Trái Đất). Đây là mặt trăng duy nhất của Trái Đất, có bề mặt đầy miệng núi lửa và các biển bazan lớn, ảnh hưởng lớn đến thủy triều và đời sống trên Trái Đất. Thiên thể này cũng là nguồn gốc của khái niệm “mặt trăng”. Ảnh: Pinterest.
2. Ganymede (Sao Mộc). Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, vượt qua cả sao Thủy về kích thước. Nó có từ trường riêng, gợi ý về lõi kim loại và đại dương ngầm dưới bề mặt băng giá. Ảnh: Pinterest.
3. Titan (Sao Thổ). Titan có bầu khí quyển dày nhất trong số các mặt trăng, với khí nitơ chủ yếu. Các hồ và sông methane lỏng trên bề mặt khiến nó giống Trái Đất sơ khai. Ảnh: Pinterest.
4. Europa (Sao Mộc). Europa có bề mặt băng trơn láng che phủ đại dương nước lỏng rộng lớn bên dưới, nơi có thể chứa sự sống. Những vết nứt đỏ đặc trưng trên bề mặt là dấu hiệu của sự chuyển động băng. Ảnh: Pinterest.
5. Io (Sao Mộc). Io sở hữu núi lửa hoạt động mạnh nhất trong hệ Mặt Trời, với dung nham lưu huỳnh liên tục phun trào. Bề mặt màu vàng cam đặc trưng bởi lưu huỳnh và các hợp chất liên quan. Ảnh: Pinterest.
6. Callisto (Sao Mộc). Đây là mặt trăng lâu đời và nhiều miệng hố va chạm nhất, giữ nguyên vẹn lịch sử của hệ Mặt Trời. Bên trong Callisto có thể tồn tại một đại dương ngầm. Ảnh: Pinterest.
7. Enceladus (Sao Thổ). Mặt trăng này phun các cột hơi nước và băng từ đại dương ngầm dưới bề mặt. Các hợp chất hữu cơ trong cột hơi nước gợi ý khả năng có sự sống tồn tại. Ảnh: Pinterest.
8. Triton (Sao Hải Vương). Quay ngược chiều quỹ đạo của sao Hải Vương, Triton có thể từng là một hành tinh lùn bị bắt giữ. Đây là mặt trăng lạnh nhất hệ mặt trời với hoạt động núi lửa phun nitơ. Ảnh: Pinterest.
9. Charon (Sao Diêm Vương). Mặt trăng này có tỷ lệ kích thước lớn so với Sao Diêm Vương, tạo thành một hệ nhị phân độc đáo. Bề mặt Triton có địa hình phức tạp với các vách đá và đồng bằng băng giá. Ảnh: Pinterest.
10. Phobos (Sao Hỏa). Mặt trăng nhỏ, hình dạng méo mó và chuyển động nhanh này đang dần tiến gần sao Hỏa. Trong vài triệu năm tới, nó có thể vỡ vụn và hình thành vành đai quanh sao Hỏa. Ảnh: Pinterest.
11. Deimos (Sao Hỏa). Nhỏ hơn và xa hơn Phobos, Deimos có bề mặt nhẵn do bụi bao phủ. Nó cũng có hình dáng không tròn trịa, liên quan đến kích cỡ quá nhỏ của mình. Ảnh: Pinterest.
12. Mimas (Sao Thổ). Miệng hố Herschel khổng lồ khiến Mimas giống với “Ngôi sao tử thần” trong loạt phim Star Wars. Đây là một mặt trăng băng giá, có khả năng lõi bên trong có nước lỏng. Ảnh: Pinterest.
13. Hyperion (Sao Thổ). Mặt trăng này có hình dạng không đều và bề mặt xốp như bọt biển, phản chiếu ánh sáng mạnh. Nó chuyển động hỗn loạn và không quay theo trục cố định. Ảnh: Pinterest.
14. Rhea (Sao Thổ). Rhea có thể có một vành đai bụi vật chất bao quanh, rất hiếm với một mặt trăng trong hệ Mặt Trời. Bề mặt thiên thể này băng giá với nhiều hố va chạm cổ. Ảnh: Pinterest.
15. Miranda (Sao Thiên Vương). Mặt trăng này có bề mặt hỗn độn với các vách đá và đứt gãy khổng lồ, có thể đã trải qua tái cấu trúc địa chất. Ảnh: Pinterest.
16. Iapetus (Sao Thổ). Iapetus có bề mặt hai màu, một bên rất sáng và một bên cực tối. Nó có cả “đường xích đạo” giống như một bức tường. Ảnh: Pinterest.
17. Amalthea (Sao Mộc). Đây là một trong những mặt trăng gần nhất với sao Mộc, chịu ảnh hưởng mạnh từ bức xạ. Nó có hình dạng không đều, điều thường gặp ở các mặt trăng có kích cỡ nhỏ. Ảnh: Pinterest.
18. Nereid (Sao Hải Vương). Nereid có quỹ đạo lệch tâm nhất trong số các mặt trăng, khiến khoảng cách giữa mặt trăng méo mó này với sao Hải Vương có sự dao động đáng kể. Ảnh: Pinterest.
19. Dione (Sao Thổ). Dione có các vết sáng dài trên bề mặt, là các khe nứt băng được ánh sáng phản chiếu mạnh. Nó có thể có đại dương ngầm như Enceladus. Ảnh: Pinterest.
20. Umbriel (Sao Thiên Vương). Đây là mặt trăng tối nhất của Sao Thiên Vương, phản chiếu rất ít ánh sáng. Nó có nhiều miệng hố cổ lớn và ít đặc điểm địa chất hiện đại. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Đa dạng ứng dụng của công nghệ blockchain. Nguồn: VTV24. ;">
T.B (tổng hợp)