Dệt may Việt Nam trở lại vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu

Vượt qua khó khăn, năm 2024 ngành Dệt may Việt Nam dự kiến cán mốc xấp xỉ 44 tỷ USD xuất khẩu, tăng gần 11% so với năm 2023. Với kết quả này, ngành có thể đưa Dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, trở lại vị trí thứ 2 về thặng dư xuất khẩu.

Đó là thông tin được Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu thông tin tại buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động 2024 - định hướng 2025, ngày 25/12.

Đại diện Vinatex chia tại sự kiện.

Vượt khó về đích

Theo ông Cao Hữu Hiếu, ngành Dệt May Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 thị trường tuy có khá hơn nhưng vẫn là mạch trầm lắng khó khăn của năm trước kéo dài. Nguyên nhân kinh tế thế giới tiếp tục giảm, lạm phát tăng, bất ổn chính trị với nhiều điểm nóng phát sinh, đặc biệt cầu không tăng. Đơn hàng nhỏ lẻ, yêu cầu khắt khe, thời gian giao hàng nhanh và đơn giá rất thấp.

Ngoài những điểm đặc biệt về đơn hàng, năm 2024, Vinatex nói riêng doanh nghiệp dệt may nói chung còn gặp khó về biến động lao động. Có những đơn vị thuộc Tập đoàn biến động tới 20%. “Biến động lao động dự kiến tiếp tục diễn ra trong năm 2025 không chỉ ở ngành may, mà ở cả ngành sợi” - ông Cao Hữu Hiếu nhấn mạnh.

Vinatex tổ chức buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng 2025. Ảnh: Khắc Kiên

Vinatex tổ chức buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng 2025. Ảnh: Khắc Kiên

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu lao động là người lao động bỏ việc đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm đơn hàng vào Việt Nam tăng đột biến do những biến động chính trị bất ngờ tại các quốc gia cạnh tranh. Điều đó minh chứng với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng đứng ở vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Kết quả này có thể đưa dệt may Việt Nam vượt Bangladesh, trở lại vị trí thứ 2 về thặng dư xuất khẩu.

“Bangladesh là thị trường sản xuất hàng phổ thông nên giá không cải thiện nhiều, nhưng số lượng đơn lớn hơn rất nhiều. Điều này giúp doanh nghiệp ngành may nói chung, Tập đoàn nói riêng có nhiều đơn hàng từ tháng 7 - 12/2024” - ông Cao Hữu Hiếu thông tin.

Tổng Công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp dệt may dẫn đầu xuất khẩu. Ảnh: Khắc Kiên

Tổng Công ty May 10 là một trong những doanh nghiệp dệt may dẫn đầu xuất khẩu. Ảnh: Khắc Kiên

Có thể thấy, năm 2024 doanh nghiệp dệt may trong nước đã trải qua nhiều khó khăn, tuy nhiên với nỗ lực từ doanh nghiệp và đầu tư chuẩn bị từ những năm trước, doanh nghiệp dệt may đã vượt qua và về đích năm với kết quả tương đối khả quan.

Riêng với Vinatex, doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỷ đồng, bằng 102,8% so với năm 2023; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, bằng 137,5% so với năm 2023; thu nhập bình quân đạt 10,3 triệu đồng/người/tháng, bằng 108,9% so với năm 2023. Đặc biệt, Tập đoàn đã bảo toàn được nguồn lực cốt lõi là lao động và khách hàng.

Để có được những kết quả đó, Vinatex đã đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), đón bắt đơn hàng quay trở lại. Trong đó, ngành may giữ được đà tăng trưởng với hiệu quả SXKD cải thiện rõ rệt từ quý III/2024.

Với sự quyết liệt, nhiều đổi mới tích cực trong công tác điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động Vinatex bảo toàn được nguồn lực cốt lõi là lao động và khách hàng, vượt qua khó khăn năm 2024, doanh thu hợp nhất ước đạt 18.100 tỷ đồng, bằng 102,8% so với năm 2023. Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 740 tỷ đồng, bằng 137,5% so với năm 2023. Thu nhập bình quân đạt 10,3 triệu đồng/người/tháng, bằng 108,9% so với năm 2023.

Kỳ vọng vào kết quả tăng trưởng

Ngoài kết quả sản xuất, kinh doanh, điểm nổi bật của Tập đoàn trong năm 2024 tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng để trở thành một điểm đến trọn gói, đưa Trung tâm Phát triển sản phẩm và Kinh doanh thời trang Vinatex vào hoạt động; khai thác thị trường mới, thị trường ngách bằng các sản phẩm đặc biệt, kỹ thuật cao như vải và trang phục chống cháy (hợp tác kinh doanh với Tập đoàn COATS, Vương Quốc Anh); nghiên cứu phát triển các loại sợi lõi Filament, sợi pha mới; triển khai triệt để hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng số…

Năm 2025 dệt may Việt Nam sẽ đạt được những kỳ vọng đề ra. Ảnh; Khắc Kiên

Năm 2025 dệt may Việt Nam sẽ đạt được những kỳ vọng đề ra. Ảnh; Khắc Kiên

Năm 2025, Vinatex kỷ niệm 30 năm thành lập (1995 - 2025), là năm bắt đầu nhiệm kỳ mới của HĐQT Tập đoàn, do đó, đây cũng được coi là kỷ nguyên mới của Vinatex – kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước và dân tộc. Để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, Vinatex sẽ phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột môi trường - xã hội - quản trị và tài chính (ESGF).

Theo dự báo của nhiều tổ chức tài chính lớn và kết quả tăng trưởng của một số thị trường xuất khẩu dệt may lớn của Việt Nam có chiều hướng tốt hơn. Từ tình hình thực tế, đại diện Vinatex cho rằng, giá trị thặng dư kim ngạch xuất khẩu sẽ bằng và có thể vượt so với năm trước. Bởi hiện nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến hết quý I/2025, lác đác doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 4 và 5/2025.

Đóng góp vào kết quả của ngành dệt may, năm 2024, Công đoàn Dệt May Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với Tập đoàn và các doanh nghiệp triển khai toàn diện phong trào thi đua, chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động (NLĐ). Trước thềm năm mới 2025, Công đoàn phối hợp với Tập đoàn tổ chức Chương trình Tết sum vầy - Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình tại nhiều điểm trên cả nước để bán các mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi, tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ chuyến xe, tấm vé nghĩa tình đưa NLĐ về quê đón tết... Qua đó, gắn kết người lao động với doanh nghiệp dệt may để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam Phạm Thị Thanh Tâm

Khắc Kiên

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/det-may-viet-nam-tro-lai-vi-tri-thu-2-ve-kim-ngach-xuat-khau.html
Zalo