Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường được xếp vào nhóm các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng này là rất cần thiết để giảm gánh nặng bệnh tật trong tương lai.

Tại Hội thảo sự cần thiết phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe do Bộ Y tế tổ chức ngày 20/9, bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm có hại cho sức khỏe có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân.

Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao và đạt 15.000 đồng/1 bao vào năm 2030.

Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao và đạt 15.000 đồng/1 bao vào năm 2030.

Bộ Y tế đồng tình với đề xuất cần thiết phải tăng thuế theo dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính đưa ra.

BS Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, thuốc lá là sản phẩm cực kỳ gây hại với sức khỏe. Đặc biệt, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây ra 11 loại ung thư và hàng loạt các bệnh mạn tính khác.

Thế nhưng, xu hướng tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam lại đang gia tăng, đây là điều đáng báo động. Tỷ lệ hút thuốc dự báo có thể tăng lên 43% vào năm 2030. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên nếu không có biện pháp can thiệp.

Theo BS Nguyễn Tuấn Lâm, các biện pháp kiểm soát việc hút thuốc hiện nay như in cảnh báo bằng hình ảnh, truyền thông, tăng thuế, môi trường không thuốc lá… đã phát huy tác dụng ở một mức nhất định, nhưng chưa đủ. Thậm chí, các biện pháp này đã tương đối bão hòa, cảnh báo quen thuộc, không có gì đột phá ngoài thuế thuốc lá.

Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế thuốc lá là biện pháp chính giảm nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, giải pháp này đang thực hiện rất thấp ở Việt Nam.

Thực tế, thuế thuốc lá của nước ta hiện nay quá thấp. Vì vậy, giá thuốc lá cũng thấp. Tính đến nay có khoảng 40 nhãn hiệu có giá dưới 10.000 đồng/bao thuốc. Giá thuốc lá trung bình cho một bao thuốc hầu như không thay đổi sau 10 năm (giai đoạn từ năm 2010-2020).

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, WHO cũng khuyến cáo cần thay đổi chính sách thuế thuốc lá theo hướng bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

“Nước ta cần tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ, góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”, bà Hoàng Thị Thu Hương, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế nêu rõ.

Với mặt hàng thuốc lá, theo đề xuất của Bộ Tài chính, với 2 phương án thì mức thuế tuyệt đối tính đến năm 2030 mới là 10.000 đồng/bao, chiếm tỷ trọng khoảng 59,38% giá bán lẻ.

Bộ Y tế đề xuất mức thuế tuyệt đối cần tăng khởi điểm 5.000 đồng/bao và đạt 15.000 đồng/1 bao (20 điếu/1 bao) vào năm 2030 bên cạnh thuế tỷ lệ 75%. Phương án này sẽ giúp đạt tỷ trọng thuế 65% giá bán lẻ, gần đạt được mức khuyến cáo của WHO (70-75% giá bán lẻ) và giúp giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống 36% vào năm 2030.

Bà Đinh Thị Thu Thủy cho hay, dự kiến tháng 10 tới, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được đưa ra lấy ý kiến Quốc Hội và thông qua vào tháng 5/2025.

T.H

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/kinh-te/de-xuat-tang-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-thuoc-la-i744768/
Zalo