Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm tính phân hóa, không vượt yêu cầu cần đạt

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: 'Đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học'.

Thí sinh xem thông tin phòng thi tại điểm thi Trường THCS Minh Khai, Hà Nội. (Ảnh: THẾ ĐẠI)

Thí sinh xem thông tin phòng thi tại điểm thi Trường THCS Minh Khai, Hà Nội. (Ảnh: THẾ ĐẠI)

Ngày 1/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, đề thi đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết 29: “Đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”.

Để thực hiện mục tiêu đó, đề thi năm nay được thiết kế theo hướng gia tăng câu hỏi có tính phân hóa. Những năm trước đây, đề thi còn ít câu hỏi để phân loại học sinh, dẫn đến gây khó khăn cho công tác tuyển sinh, kéo theo nhiều cơ sở giáo dục đại học phải tổ chức các kỳ thi riêng, gây tốn kém và lãng phí cho nguồn lực xã hội.

Nội dung đề thi thuộc , không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình. Tỷ lệ cấp độ tư duy (liên quan đến độ khó) được yêu cầu: bám sát đề tham khảo đã công bố; có tính phân hóa và dựa trên kết quả thử nghiệm ở ba vùng, miền.

Bên cạnh đó, việc có một số thông tin đánh giá đề thi khó, đặc biệt đối với môn thi Toán và môn thi Tiếng Anh có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, cần chờ kết quả chấm thi mới có thể xác định rõ ràng được.

Để đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29, Kết luận số 91 của Trung ương và các thách thức đề ra đối với công tác đề thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đề thi đã có nhiều sự điều chỉnh. Dù định dạng đề thi và định hướng điều chỉnh công tác ra đề thi đã được công bố từ năm 2023, nhưng do đây là năm đầu tiên triển khai theo cấu trúc định dạng đề thi mới nên khó tránh khỏi tình trạng giáo viên và học sinh bỡ ngỡ với đề thi năm nay.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai xây dựng cấu trúc định dạng đề thi và công bố từ cuối năm 2023. Cấu trúc định dạng đề thi này giúp đánh giá tốt hơn năng lực của thí sinh; tránh học tủ, học lệch; độ phân hóa phù hợp để tạo thuận lợi cho công tác , cao đẳng nhưng bảo đảm không vượt quá yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cấu trúc, định dạng đề thi và đề thi tham khảo từ sớm giúp cho nhà trường và học sinh chủ động trong việc dạy và học, trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và chuẩn bị tốt hệ thống hóa kiến thức cho Kỳ thi cuối cấp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một số đề thi để thử nghiệm trên diện rộng với khoảng 12 nghìn thí sinh trên toàn quốc, tại cả những tỉnh khó khăn nhất. Kết quả thử nghiệm đã được phân tích kỹ lưỡng bằng lý thuyết khảo thí hiện đại và là một trong những căn cứ quan trọng để hội đồng ra đề thi tham khảo cho việc xác định mức độ của đề thi, bảo đảm độ phân hóa.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt các khâu chấm thi, đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, xét công nghiệp tốt nghiệp THPT cho thí sinh và tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2025.

Thực hiện phân tích kết quả thi của các thí sinh để có cơ sở đánh giá về chất lượng của đề thi, kỳ thi, công tác dạy học trên phạm vi toàn quốc.

Cùng với đó, thực hiện phân tích điểm hiệu chỉnh giữa các môn thi để phục vụ công tác đánh giá kết quả thi của các môn thi. Đây là một trong những yêu cầu mới đối với công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Ngoài việc bảo đảm công bằng trong , đối với việc dạy và học ở địa phương, điểm hiệu chỉnh cho phép đánh giá khách quan mức độ tiến bộ của từng môn khi so sánh điểm trung bình thi tốt nghiệp các môn khác nhau trong cùng địa phương.

Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục, tăng cường chỉ đạo đổi mới cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá quá trình học của học sinh bao gồm cả kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ theo hướng tích hợp liên môn và gắn với thực tế, giúp học sinh tiếp tục làm quen với việc đánh giá theo định hướng năng lực.

QUỲNH NGUYỄN

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/de-thi-tot-nghiep-trung-hoc-pho-thong-nam-2025-bao-dam-tinh-phan-hoa-khong-vuot-yeu-cau-can-dat-post891032.html
Zalo