Đây từng là chiếc TV lớn nhất thế giới

Năm 1989 tại Nhật Bản, Sony giới thiệu TV KV-45ED1, còn được gọi là PVM-4300. Cho đến nay, đây vẫn được xem là chiếc TV CRT (Cathode Ray Tube) lớn nhất thế giới.

 Chiếc TV có phần màn hình rộng tới 43 inch, gần như lớn gấp đôi các loại TV CRT phổ biến cùng thời. Nó nặng gần 205kg và cao khoảng 70 cm. Với kích thước “ngoại cỡ”, PVM-4300 thích hợp đặt trong phòng khách thay vì phòng ngủ. Ảnh: Console Mods.

Chiếc TV có phần màn hình rộng tới 43 inch, gần như lớn gấp đôi các loại TV CRT phổ biến cùng thời. Nó nặng gần 205kg và cao khoảng 70 cm. Với kích thước “ngoại cỡ”, PVM-4300 thích hợp đặt trong phòng khách thay vì phòng ngủ. Ảnh: Console Mods.

 Ra mắt thị trường vào năm 1990, đúng thời điểm suy thoái kinh tế bao trùm nước Nhật, PVM-4300 vẫn được bán với giá 2,6 triệu yên tại quê nhà và có giá lên tới 40.000 USD tại Mỹ - đắt gấp 8 lần so với sản phẩm đắt thứ hai của Sony vào thời điểm đó. Nguyên nhân chính cho sự đắt đỏ đến từ việc PVM-4300 được chế tạo thủ công, cũng như việc xuất khẩu khó khăn và tốn kém. Theo các bài báo năm 1990, Sony kiên quyết không giảm giá, thay vào đó họ đưa ra một số lựa chọn như bộ chỉnh âm hoặc loa riêng biệt để thu hút khách hàng. Ảnh: Console Mods.

Ra mắt thị trường vào năm 1990, đúng thời điểm suy thoái kinh tế bao trùm nước Nhật, PVM-4300 vẫn được bán với giá 2,6 triệu yên tại quê nhà và có giá lên tới 40.000 USD tại Mỹ - đắt gấp 8 lần so với sản phẩm đắt thứ hai của Sony vào thời điểm đó. Nguyên nhân chính cho sự đắt đỏ đến từ việc PVM-4300 được chế tạo thủ công, cũng như việc xuất khẩu khó khăn và tốn kém. Theo các bài báo năm 1990, Sony kiên quyết không giảm giá, thay vào đó họ đưa ra một số lựa chọn như bộ chỉnh âm hoặc loa riêng biệt để thu hút khách hàng. Ảnh: Console Mods.

 Sony PVM-4300 là một màn hình CRT đích thực, khác với GE Widescreen 1000 (trên ảnh), là một bộ máy chiếu dưới dạng TV. TV máy chiếu có thể lớn hơn và rẻ hơn, nhưng chất lượng hình ảnh lại kém hơn hẳn so với màn hình CRT. Ảnh: General Electric.

Sony PVM-4300 là một màn hình CRT đích thực, khác với GE Widescreen 1000 (trên ảnh), là một bộ máy chiếu dưới dạng TV. TV máy chiếu có thể lớn hơn và rẻ hơn, nhưng chất lượng hình ảnh lại kém hơn hẳn so với màn hình CRT. Ảnh: General Electric.

 Giống như nhiều TV CRT cùng thời, Sony PVM-4300 sử dụng công nghệ có tên IDTV để tăng độ nét. “ID” là viết tắt của “improved definition” (độ nét được cải thiện). Đây là công nghệ cho chất lượng hình ảnh cao nhất trước khi công nghệ HD ra đời vào năm 1998. Ảnh: Console Mods.

Giống như nhiều TV CRT cùng thời, Sony PVM-4300 sử dụng công nghệ có tên IDTV để tăng độ nét. “ID” là viết tắt của “improved definition” (độ nét được cải thiện). Đây là công nghệ cho chất lượng hình ảnh cao nhất trước khi công nghệ HD ra đời vào năm 1998. Ảnh: Console Mods.

 Năm 1990, tờ Chicago Tribune cảnh báo rằng những chiếc TV trị giá 40.000 USD này sẽ lỗi thời sau 15 năm, thậm chí là sớm hơn. Tuy nhiên, phía nhà phân phối phản bác rằng mọi chiếc TV đều sẽ lỗi thời sau 15 năm và một số người sẵn sàng chi khoản tiền lớn để mua TV mà không lo ngại về việc lỗi thời. Sony cho biết vào thời điểm đó họ hy vọng bán được 80 chiếc, nhưng do suy thoái kinh tế, họ chỉ bán được 20 chiếc. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện giá cả và thời điểm ra mắt, đây đã được xem là một thành công lớn đối với Sony. Ảnh: Console Mods.

Năm 1990, tờ Chicago Tribune cảnh báo rằng những chiếc TV trị giá 40.000 USD này sẽ lỗi thời sau 15 năm, thậm chí là sớm hơn. Tuy nhiên, phía nhà phân phối phản bác rằng mọi chiếc TV đều sẽ lỗi thời sau 15 năm và một số người sẵn sàng chi khoản tiền lớn để mua TV mà không lo ngại về việc lỗi thời. Sony cho biết vào thời điểm đó họ hy vọng bán được 80 chiếc, nhưng do suy thoái kinh tế, họ chỉ bán được 20 chiếc. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện giá cả và thời điểm ra mắt, đây đã được xem là một thành công lớn đối với Sony. Ảnh: Console Mods.

Kim Yên

Nguồn Znews: https://znews.vn/day-tung-la-chiec-tv-lon-nhat-the-gioi-post1483081.html
Zalo