Dấu xưa – Hồn phố: Thăm chùa Đậu, ngôi cổ tự có lịch sử hơn 1.800 năm ở Hà Nội

Chùa Đậu tọa lạc tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, có lịch sử hơn 1.800 năm. Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia, là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

Theo TTXVN, chùa Đậu tọa lạc trên một gò đất cao, giữa cánh đồng làng Gia Phúc, với lịch sử hơn 1.800 năm. Xung quanh chùa là các hồ nước bao bọc và dòng sông Nhuệ hiền hòa chảy phía sau. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, chùa Đậu tọa lạc trên một gò đất cao, giữa cánh đồng làng Gia Phúc, với lịch sử hơn 1.800 năm. Xung quanh chùa là các hồ nước bao bọc và dòng sông Nhuệ hiền hòa chảy phía sau. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Đậu có tên chữ là Thành Đạo Tự hoặc Pháp Vũ Tự, dân gian thường gọi là chùa Vua, chùa Bà, hay chùa Đậu, mỗi tên gọi đều gắn với một huyền tích. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Đậu có tên chữ là Thành Đạo Tự hoặc Pháp Vũ Tự, dân gian thường gọi là chùa Vua, chùa Bà, hay chùa Đậu, mỗi tên gọi đều gắn với một huyền tích. Ảnh: Vương Lộc

Thời phong kiến, ngôi chùa chủ yếu dành cho các vị vua đến lễ Phật, còn người dân chỉ được vào lễ bái khi có lễ hội nên dân gian gọi là chùa Vua. Chùa thờ Bồ tát Pháp Vũ hiện thân là nữ nên người dân cũng gọi là chùa Bà. Ảnh: Vương Lộc

Thời phong kiến, ngôi chùa chủ yếu dành cho các vị vua đến lễ Phật, còn người dân chỉ được vào lễ bái khi có lễ hội nên dân gian gọi là chùa Vua. Chùa thờ Bồ tát Pháp Vũ hiện thân là nữ nên người dân cũng gọi là chùa Bà. Ảnh: Vương Lộc

Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam. Ảnh: Vương Lộc

Ngôi chùa sở hữu hai kỷ lục quốc gia là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam. Ảnh: Vương Lộc

Theo cuốn sách cổ bằng đồng hiện vẫn đang được lưu ở chùa Đậu, chùa được khởi công xây vào thế kỷ thứ 3, cùng thời điểm xuất hiện sự tích về Phật mẫu Man Nương và hệ thờ Phật Tứ Pháp (bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Ảnh: Vương Lộc

Theo cuốn sách cổ bằng đồng hiện vẫn đang được lưu ở chùa Đậu, chùa được khởi công xây vào thế kỷ thứ 3, cùng thời điểm xuất hiện sự tích về Phật mẫu Man Nương và hệ thờ Phật Tứ Pháp (bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Ảnh: Vương Lộc

Theo trang thông tin Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hà Nội, trong chùa còn lưu giữ hai pho tượng cổ quý hiếm có niên đại khoảng 300 năm, toàn thân xá lợi của thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường. Năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Vương Lộc

Theo trang thông tin Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hà Nội, trong chùa còn lưu giữ hai pho tượng cổ quý hiếm có niên đại khoảng 300 năm, toàn thân xá lợi của thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường. Năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Vương Lộc

Dưới thời vua Lê Thần Tông (thế kỷ thứ 17), chùa bị xuống cấp, sau đó được trùng tu lại, uy nghiêm và khang trang hơn. Trong ảnh là một góc mái ngói chùa Đậu hiện tại. Ảnh: Vương Lộc

Dưới thời vua Lê Thần Tông (thế kỷ thứ 17), chùa bị xuống cấp, sau đó được trùng tu lại, uy nghiêm và khang trang hơn. Trong ảnh là một góc mái ngói chùa Đậu hiện tại. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Đậu được xây dựng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc” cổ xưa, đậm nét dân gian như nhiều ngôi chùa Việt Nam khác. Chùa được xây dựng với nhiều hạng mục như nhà Tổ, cổng Tam quan, Tam bảo, Tiền đường, nhà tả vu, nhà hữu vu… Ảnh: Vương Lộc

Chùa Đậu được xây dựng theo kiến trúc “Nội công ngoại quốc” cổ xưa, đậm nét dân gian như nhiều ngôi chùa Việt Nam khác. Chùa được xây dựng với nhiều hạng mục như nhà Tổ, cổng Tam quan, Tam bảo, Tiền đường, nhà tả vu, nhà hữu vu… Ảnh: Vương Lộc

Những chi tiết điêu khắc trên gỗ tinh xảo tại chùa Đậu. Ảnh: Vương Lộc

Những chi tiết điêu khắc trên gỗ tinh xảo tại chùa Đậu. Ảnh: Vương Lộc

Với bề dày lịch sử, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, chùa Đậu đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1964. Ảnh: Vương Lộc

Với bề dày lịch sử, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, chùa Đậu đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1964. Ảnh: Vương Lộc

Hiện, chùa Đậu là điểm di tích thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: Vương Lộc

Hiện, chùa Đậu là điểm di tích thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái. Ảnh: Vương Lộc

Lễ hội chùa Đậu được tổ chức vào ngày mùng 8 đến 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Ảnh: Vương Lộc

Lễ hội chùa Đậu được tổ chức vào ngày mùng 8 đến 10 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Ảnh: Vương Lộc

Theo TTXVN, Sở VH-TT thành phố Hà Nội

Vương Lộc

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/dau-xua-hon-pho-tham-chua-dau-ngoi-co-tu-co-lich-su-hon-1-800-nam-o-ha-noi/
Zalo