Đạo diễn Hồng Kông Danny Yung mang sân khấu thể nghiệm đến Nhà hát Lớn Hà Nội

'Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng' là chương trình sân khấu thể nghiệm do đạo diễn người Hồng Kông Danny Yung cầm trịch.

Tối 18/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) và Zuni Icosahedron (Hồng Kông, Trung Quốc) đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng”.

Tối 18/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) và Zuni Icosahedron (Hồng Kông, Trung Quốc) đã tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng”.

“Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng” là một chương trình sân khấu thể nghiệm do Danny Yung đạo diễn. Chương trình có tổng thời lượng 80 phút, chia thành 02 phần, mỗi phần 36 phút có tựa đề: "The outcast general" (tựa Việt: "Vị tướng quân bị ruồng bỏ") và Drowning (tựa Việt: "Chết đuối").

“Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng” là một chương trình sân khấu thể nghiệm do Danny Yung đạo diễn. Chương trình có tổng thời lượng 80 phút, chia thành 02 phần, mỗi phần 36 phút có tựa đề: "The outcast general" (tựa Việt: "Vị tướng quân bị ruồng bỏ") và Drowning (tựa Việt: "Chết đuối").

Chương trình lấy cảm hứng từ trích đoạn 2 vở kịch sân khấu truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc là "Vị tướng quân bị ruồng bỏ" và "Chết đuối".

Chương trình lấy cảm hứng từ trích đoạn 2 vở kịch sân khấu truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc là "Vị tướng quân bị ruồng bỏ" và "Chết đuối".

Đạo diễn Danny Yung cho biết, năm 2005, ông có ý tưởng dàn dựng một vở diễn sân khấu thể nghiệm đặt tên là "Cuộc gặp gỡ của các vị thần” trong khuôn khổ Lễ hội thử nghiệm truyền thống tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Đạo diễn Danny Yung cho biết, năm 2005, ông có ý tưởng dàn dựng một vở diễn sân khấu thể nghiệm đặt tên là "Cuộc gặp gỡ của các vị thần” trong khuôn khổ Lễ hội thử nghiệm truyền thống tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Ông đã mời các nghệ nhân sân khấu truyền thống (xiqu) tham gia, kết hợp với các yếu tố nghệ thuật thị giác đương đại và công nghệ trình diễn đồ họa để tạo nên một vở diễn tổng thể mang tính thể nghiệm cao.

Ông đã mời các nghệ nhân sân khấu truyền thống (xiqu) tham gia, kết hợp với các yếu tố nghệ thuật thị giác đương đại và công nghệ trình diễn đồ họa để tạo nên một vở diễn tổng thể mang tính thể nghiệm cao.

Thành công trong lần kết hợp đầu tiên, Danny Yung tiến hành song song dự án nghiên cứu và phát triển "Truyền thống thể nghiệm" với đối tượng nghiên cứu chính là vở diễn này.

Thành công trong lần kết hợp đầu tiên, Danny Yung tiến hành song song dự án nghiên cứu và phát triển "Truyền thống thể nghiệm" với đối tượng nghiên cứu chính là vở diễn này.

Vở diễn được đạo diễn Danny Yung biên tập, tái cấu trúc các phần trình diễn, khuyến khích các nghệ sĩ suy tưởng để đưa chất riêng của mình vào từng phân đoạn diễn. Ông cũng tái khám phá những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích dưới góc nhìn đương đại, đồng thời thể hiện chúng sao cho tìm được sự đồng điệu từ khán giả.

Vở diễn được đạo diễn Danny Yung biên tập, tái cấu trúc các phần trình diễn, khuyến khích các nghệ sĩ suy tưởng để đưa chất riêng của mình vào từng phân đoạn diễn. Ông cũng tái khám phá những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích dưới góc nhìn đương đại, đồng thời thể hiện chúng sao cho tìm được sự đồng điệu từ khán giả.

Được biết, đạo diễn Yung đã đi khắp nơi, mời các nghệ sĩ đa thể loại từ các thành phố khác nhau ở châu Á tham gia vào vở diễn như: Makoto Matsushima (Tokyo), Lưu Hiểu Nghĩa (Singapore), nghệ nhân sân khấu truyền thống (xiqu) Chu Long (Bắc Kinh), Rady Nget (Phnom Penh), Kang Boneng (Đài Trung), Martin Choy (Hồng Kông)...

Được biết, đạo diễn Yung đã đi khắp nơi, mời các nghệ sĩ đa thể loại từ các thành phố khác nhau ở châu Á tham gia vào vở diễn như: Makoto Matsushima (Tokyo), Lưu Hiểu Nghĩa (Singapore), nghệ nhân sân khấu truyền thống (xiqu) Chu Long (Bắc Kinh), Rady Nget (Phnom Penh), Kang Boneng (Đài Trung), Martin Choy (Hồng Kông)...

“Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng” mở đầu là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật hư cấu là Shi Kefa và Gao Chong. Thông qua các cuộc đối thoại ngẫu hứng của các nhân vật, vở diễn tập trung tái hiện tâm lý, hành động của các võ sĩ - những nhân vật mang chủ nghĩa anh hùng.

“Cuộc gặp gỡ của các vị thần - Cái chết của các vị tướng” mở đầu là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật hư cấu là Shi Kefa và Gao Chong. Thông qua các cuộc đối thoại ngẫu hứng của các nhân vật, vở diễn tập trung tái hiện tâm lý, hành động của các võ sĩ - những nhân vật mang chủ nghĩa anh hùng.

Điểm chung giữa các nhân vật võ sĩ là họ dường như khao khát được chết trên chiến trường.

Điểm chung giữa các nhân vật võ sĩ là họ dường như khao khát được chết trên chiến trường.

Họ tin rằng: “Chỉ có 2 cách để đạt tới sứ mệnh cuộc đời: một là chết vinh quang, hy sinh trên chiến trường hoặc là thắng trận ca khúc khải hoàn trở về. Trước khi ra trận, các võ sinh phải trải qua quá trình huấn luyện thể chất và tinh thần khắc nghiệt, gian khổ. Nhưng hỡi ôi, họ không biết rằng những điều mà họ xem là vinh quang đời mình thực ra chỉ để phục vụ cho các mục đích chính trị được che giấu tinh vi của giai cấp cầm quyền" (trích đoạn từ bài viết “Võ Thánh bi kịch và bi kịch của Võ Thánh” do tác giả Lưu Tiểu Nghi viết, 2023).

Họ tin rằng: “Chỉ có 2 cách để đạt tới sứ mệnh cuộc đời: một là chết vinh quang, hy sinh trên chiến trường hoặc là thắng trận ca khúc khải hoàn trở về. Trước khi ra trận, các võ sinh phải trải qua quá trình huấn luyện thể chất và tinh thần khắc nghiệt, gian khổ. Nhưng hỡi ôi, họ không biết rằng những điều mà họ xem là vinh quang đời mình thực ra chỉ để phục vụ cho các mục đích chính trị được che giấu tinh vi của giai cấp cầm quyền" (trích đoạn từ bài viết “Võ Thánh bi kịch và bi kịch của Võ Thánh” do tác giả Lưu Tiểu Nghi viết, 2023).

Vở diễn cũng nhấn mạnh vào tài năng võ thuật của vị tướng quân. Nhưng dù họ là ai cũng không tránh được những cảm xúc rất con người, khi tức giận, lo lắng, nghi ngờ, lúc lại suy tư về một chủ đề siêu hình không thể tránh khỏi. Đó là cái chết.

Vở diễn cũng nhấn mạnh vào tài năng võ thuật của vị tướng quân. Nhưng dù họ là ai cũng không tránh được những cảm xúc rất con người, khi tức giận, lo lắng, nghi ngờ, lúc lại suy tư về một chủ đề siêu hình không thể tránh khỏi. Đó là cái chết.

Dù là chết trên chiến trường hay tự vẫn, những nhân vật võ sĩ đều có chung cảm xúc tối tăm, u uất bên trong khi họ phát hiện ra những sự thật được che đậy. Đó là lúc họ mất đi kết nối, niềm tin với lý tưởng của mình.

Dù là chết trên chiến trường hay tự vẫn, những nhân vật võ sĩ đều có chung cảm xúc tối tăm, u uất bên trong khi họ phát hiện ra những sự thật được che đậy. Đó là lúc họ mất đi kết nối, niềm tin với lý tưởng của mình.

Bạch Dương

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/dao-dien-hong-kong-danny-yung-mang-san-khau-the-nghiem-den-nha-hat-lon-ha-noi-192241219152510629.htm
Zalo