Đạo diễn Hoàng Công Cường: SEA Games 31 ấn tượng và sâu đậm

SEA Games 31 tại Việt Nam đang tiến về những ngày thi đấu cuối cùng với nhiều dấu ấn và tiếng vang trong lòng bạn bè quốc tế.

Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của Đạo diễn Hoàng Công Cường – người được Ban Tổ chức SEA Games 31 trao trọng trách đạo diễn sân khấu cho Lễ khai mạc và Lễ bế mạc của sự kiện quan trọng này.

Trước khi được biết đến với danh xưng “phù thủy sân khấu” góp phần làm nên thành công của Lễ khai mạc SEA Games 31, đạo diễn Hoàng Công Cường không phải là cái tên xa lạ trong giới tổ chức sự kiện tại Việt Nam. Anh là đạo diễn cho nhiều cuộc thi/sự kiện uy tín như: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Biển, Miss Teen, Người đẹp Kinh Bắc, show thực cảnh “Chuyện tình Bản Giốc”, show âm nhạc “Bừng sáng Việt Nam” và đặc biệt là show diễn thực cảnh kinh điển “Ngày mới",... cùng nhiều sự kiện ấn tượng cho các đối tác lớn và nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam.

Đạo diễn Hoàng Công Cường.

Đạo diễn Hoàng Công Cường.

Những ai quen biết hoặc đã/đang làm việc với đạo diễn Hoàng Công Cường đều có chung một nhận xét: Anh luôn không ngừng học hỏi, vận dụng những điều mới mẻ vào công việc, tràn đầy tâm huyết và cháy bỏng với đam mê, cùng một tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, đồng nghiệp, bạn bè.

Ekip của Hoàng Công Cường

Ekip của Hoàng Công Cường

Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi anh được lựa chọn đảm nhận vai trò đạo diễn sân khấu cho một sự kiện tầm cỡ khu vực như Đại hội Thể thao Đông Nam Á Sea Games 31 tại Việt Nam lần này. Trò chuyện với chúng tôi, anh chia sẻ trong anh vẫn còn nguyên vẹn những ký ức và cảm xúc của những ngày chuẩn bị và tổ chức Lễ khai mạc SEA Games 31 - một sự kiện có lẽ sẽ phải 20 năm nữa mới có dịp được tổ chức lại tại Việt Nam.

Sân khấu hoàng tráng Lễ khai mạc SEA Games 31 tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Sân khấu hoàng tráng Lễ khai mạc SEA Games 31 tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Với đạo diễn Hoàng Công Cường, khi bắt đầu chuẩn bị cho Lễ khai mạc SEA Games 31 tại Việt Nam, anh nhận thấy đây không đơn thuần chỉ là Lễ khai mạc một sự kiện thể thao ở khu vực Đông Nam Á như các lần được tổ chức trước đây. Câu chuyện, kịch bản và cách xây dựng chương trình lần này theo hơi hướng của một kỳ Olympic hơn. Chương trình đã thực hiện thành công mục tiêu quảng bá văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Anh và Ban tổ chức hướng đến sự phô diễn về công nghệ, phô diễn về văn hóa, phô diễn về con người, phô diễn về lịch sử, phô diễn về niềm tự hào.

Công nghệ hiện đại được sử dụng trên sân khấu của Lễ khai mạc.

Công nghệ hiện đại được sử dụng trên sân khấu của Lễ khai mạc.

Để có một Lễ khai mạc đậm bản sắc dân tộc, đạo diễn Hoàng Công Cường đã dành nhiều thời gian nghiên cứu những sự kiện lịch sử. Anh chia sẻ: “Đầu tiên chúng ta thấy là ở London, cuộc cách mạng công nghiệp Anh lần thứ nhất mở màn cho thế giới văn minh, đại công trường trên sân vận động được tái hiện rất hoành tráng, đó là niềm tự hào được khơi nguồn. Hay Olympic Bắc Kinh 2008 nói về lịch sử văn hóa Trung Hoa 5000 năm về trước, hiện thân ở đấy là trí tuệ, là học thức, là con người, là cảnh quan, là sự đoàn kết dân tộc, tinh thần thượng võ. Nói về phát minh của người Trung Quốc, mang ra niềm tự hào nhất của Trung Hoa để rồi kết cuối bay lên bầu trời, bay lên vũ trụ. Olympic Rio Brazil mang thông điệp về môi trường, trồng cây, mang yếu tố văn hóa của lục địa đó. Với lễ khai mạc SEA Games 31, khi tác nghiệp kịch bản và lên ý tưởng nội dung cũng như định hướng cho chương trình, thông qua câu chuyện văn hóa lịch sử Việt Nam để chúng ta truyền tải vào đó thông điệp của Đông Nam Á, thông điệp – “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” về tinh thân thể thao đến công chúng”.

Biểu tượng “cây tre” Việt Nam được nghệ thuật hóa.

Biểu tượng “cây tre” Việt Nam được nghệ thuật hóa.

Tất cả các tiết mục trong Lễ khai mạc SEA Games 31 đều có sự liên kết chặt chẽ. Nếu như nhiều quốc gia khác khi làm Lễ chào cờ thường ít chia sẻ về quốc kỳ, Ban tổ chức SEA Games 31 dành lời bình về lá cờ như một dấu ấn thiêng liêng, niềm tự hào của dân tộc. Tiếp nối hình ảnh ấy là một chuỗi câu chuyện văn hóa Việt Nam được phô diễn điêu luyện, thu hút với sự kết hợp hài hòa giữa tài năng của những người nghệ sĩ. Lần đầu tiên Việt Nam sử dụng công nghệ AR hiện đại kết hợp với Mapping, XR cho đến âm thanh, ánh sáng trong những đại cảnh trên cả mặt sân vận động quốc gia Mỹ Đình và đã chinh phục người xem. Từ Trống đồng Đông Sơn mở hội, mở ra cuộc sống sinh hoạt của nền văn minh nông nghiệp lúa nước của Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á anh em. Hình tượng Rồng thời Lý bay lên tượng trưng cho thủ đô hùng mạnh, thăng hoa, một thủ đô ngàn năm văn hiến cũng là nơi diễn ra Lễ khai mạc SEA Games 31. Rồng bay lên xong những tia mặt trời chiếu sáng, ta thấy hình ảnh đoàn quân, tre và lúa, trong đó tre là nghị lực phi thường, sức bền, cằn cỗi nhưng vươn lên mạnh mẽ và đoàn kết, cây lúa là đại diện cho nền văn minh của các nước Đông Nam Á. Văn hóa Việt Nam, văn hóa Đông Nam Á được kết hợp một cách hài hòa, mạch lạc và có sự liên kết chặt chẽ.

Sự kết hợp công nghệ hiện đại tạo nên bức tranh nghệ thuật giữa âm thanh và ánh sáng.

Sự kết hợp công nghệ hiện đại tạo nên bức tranh nghệ thuật giữa âm thanh và ánh sáng.

SEA Games 31 là thành quả của Ekip 100% người Việt. Lần đầu tiên trong lịch sử, một sự kiện tại Việt Nam xây dựng tuyến kịch bản logic và bao hàm nhiều giá trị đến vậy, lần đầu tiên những công nghệ hiện đại vốn chỉ có tại sự kiện quốc tế được áp dụng ngay trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Chúng ta hạn chế mời các đạo diễn, chuyên gia công nghệ, về âm thanh – ánh sáng của thế giới mà áp dụng tinh thần “tự lực cánh sinh, tự mình sáng tạo”. NSƯT – Tổng đạo diễn Trần Ly Ly đã chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử truyền hình khi chạy generic là 6 phút thời lượng, nó khủng khiếp về thời lượng, nó quá nhiều con người ở các vị trí khác nhau nhưng mình phải là người hiểu về trận đấu, mình phải hiểu vai trò và vị trí của từng người một để liên kết từng mắt xích lại với nhau, làm việc ăn ý và tạo ra một chương trình hoàn hảo. Chưa tính nghệ sĩ, chưa tính Ekip của Nhà nước, các cơ quan báo đài, chỉ riêng Ekip chạy chương trình sau hậu đài đã lên đến 600 – 700 người. Để liên kết một Ekip lớn như vậy là điều không hề dễ dàng nhưng đạo diễn Hoàng Công Cường đã làm được điều đó”.

Cảm xúc “vỡ òa” sau thành công của Lễ khai mạc SEA Games 31.

Cảm xúc “vỡ òa” sau thành công của Lễ khai mạc SEA Games 31.

Chia sẻ về những điều phi thường đã làm được, đạo diễn Hoàng Công Cường khẳng định: “Anh và Ekip của anh đều tự học. Trong suốt 2 năm đại dịch Covid-19, anh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, mày mò và SEA Games 31 chính là cơ hội để anh thực hiện”. Trước khi Lễ khai mạc SEA Games diễn ra, đạo diễn Hoàng Công Cường cũng đã chiêu đãi công chúng những “bữa tiệc” đặc sắc với nghệ thuật, công nghệ và sự sáng tạo không ngừng. Nhưng Lễ khai mạc SEA Games 31 một lần nữa khẳng định tầm vóc lớn lao hơn rất nhiều khi đây là chương trình AR trực tiếp lần đầu tiên trên sóng truyền hình, lần đầu tiên Việt Nam có công nghệ AR khổng lồ trên sân vận động.

Hình ảnh ấn tượng Việt Nam trong SEA Games 31.

Hình ảnh ấn tượng Việt Nam trong SEA Games 31.

Lễ Khai mạc được xem là một thành công, nhưng vẫn còn một Lễ Bế mạc không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta có thể khẳng định Việt Nam đủ sức thực hiện những đại sự kiện mang tầm vóc lớn. Tất cả được tạo nên từ người Việt, lan tỏa văn hóa Việt, Đất nước và con người Việt Nam.

Ghi dấu ấn sâu đậm trong Lễ khai mạc Sea Games 31, đạo diễn Hoàng Công Cường tiếp tục nuôi dưỡng đam mê, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, thăng hoa và nâng tầm sự kiện Việt Nam với thế giới.

Thùy Dương

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/dao-dien-hoang-cong-cuong-sea-games-31-an-tuong-va-sau-dam-184192.html
Zalo